Áp dụng Mô hình Quy trình công tác thống kê chung của Thống kê LHQ ở Cơ quan Thống kê Quốc gia Thái Lan

Thanyalak Maneewatthana, Cơ quan Thống kê Quốc gia Thai Lan

I. Giới thiệu

Hợp lý hóa hệ thống sản xuất thống kê đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng ở Cơ quan Thống kê Quốc gia  Thái Lan (NSO). Mô hình quy trình công tác thống kê chung (GSBPM) do Ban Thư ký  Cơ quan Thống kê  LHQ soạn thảo (2009) được NSO sử dụng làm mô hình tham khảo. Thí dụ như GSBPM được sử dụng làm thuật ngữ ở quy trình chung, để cung cấp cấu trúc tư liệu, cung cấp nền tảng về cấu trúc quản lý nguồn lực hoạt động,  quản trị và cung ứng tốt hơn khung đảm bảo quy trình chất lượng. Bài viết này trình bày tiến độ áp dụng GSBPM ở Cơ quan Thống kê Quốc gia  Thái Lan. Cuộc Điều tra về Lực lượng lao động của Thái Lan được dùng làm cơ sở nghiên cứu thử nghiệm, thiết kế sắp xếp quy trình công tác và tiến độ công  việc, quản lý dự án, theo dõi dự án và phân bổ nguồn lực. GSBPM cũng được áp dụng để soạn thảo hướng dẫn thực hành thống kê tốt, như  sổ tay  hướng dẫn cho  các tổ chức khác trong khâu sản xuất số liệu thống kê chất lượng cao.

II. Bối cảnh

2. Mô hình quy trình công tác thống kê ở Cơ quan  Thống kê Quốc gia Thái Lan hiện nay gồm bốn giai đoạn (1) chuẩn bị và lập kế hoạch; (2) thu thập dữ liệu; (3) xử lý dữ liệu; và (4) phân tích và phổ biến. Các giai đoạn này chỉ được sử dụng trong NSO. Tuy nhiện, để giao tiếp với tổ chức bên ngoài ở cả cấp quốc gia và quốc tế, NSO phải sử dụng các thuật ngữ chuẩn. Do vậy, khi  áp dụng  mô hình chuẩn cần phải được cân nhắc kỹ.

3. Mô hình quy trình công tác thống kê  (GSBPM) là một mô hình tham chiếu để chuẩn hóa quy trình trong sản xuất thống kê. GSBPM cũng là công cụ  mô tả và xác định  tập hợp các  quy trình công tác cần cho sản xuất số liệu thống kê chính thức (Ban Thư ký, 2009). Ngoài ra, GSBPM được một số cơ quan thống kê quốc gia thông qua, Cơ quan Thống kê Australian, Thống kê Canada, Thống kê New Zealand, Thống kê Na Uy và Thống kê Thụy Điển. Vì  vậy GSBPM  được áp dụng ở Cơ quan Thống kê Quốc gia Thái Lan.  Mặc dù  trong mô hình quy trình hiện tại  có bốn giai đoạn, nhưng  nó có thể được sắp xếp vào GSBPM,  như  được minh họa ở hình 1.

Mô hình Quy trình Công tác

Thống kê chung

Mô hình quy trình Công tác

Thống  kê của NSO Thái Lan

1. Định rõ các nhu cầu
2. Thiết kế Kế hoạch
3. xây dựng
4.Thu thập Thu thập
5. Xử lý Xử lý
6. Phân tích Phân tích và báo cáo
7. Phổ biến
8. Lưu trữ
9. Đánh giá
Quản lý chất lượng Quản lý chất lượng
Quản lý siêu dữ liệu Quản lý siêu dữ liệu

Hình 1: Sắp xếp GSBPM vào  mô hình quy công tác thống kê của NSO

III. Áp dụng GSBPM vào Mô hình Quy trình Công tác Thống kê của NSO Thái Lan

4. Mục tiêu chính của việc  mô hình hóa quy trình và chuẩn hóa công tác thống kê của NSO là để  thiết lập một cơ cấu sản xuất thống kê chuẩn. Ở NSO Thái Lan cần phải có những quy trình sản xuất được chuẩn hóa, mang lại lợi nhuận, tổ chức tốt  và các hệ thống siêu dữ liệu thống kê. Ngoài ra, cần phải sử  dụng  tối đa các dữ liệu hành chính. Để đạt được những mục tiêu này, GSBPM được ứng dụng như một mô hình tham chiếu để mô tả các quá trình công tác thống kê.

5. Điều tra Lực lượng lao động  được chọn để nghiên cứu thí điểm. Mục tiêu của nghiên cứu là sắp đặt các  quy trình hiện có  vào GSBPM. Quy trình sắp đặt và tiến độ công việc được thiết kế dựa vào GSBPM.

6. Dựa vào GSBPM, mô hình này bao gồm ba mức, như sau:

Mức 1, chín giai đoạn của quá trình công tác thống kê, thể hiện trong hình 2;  Mức 2, các tiểu quy trình trong từng giai đoạn, thể hiện trong hình 2;

Mức 3, tiểu quy trình phụ trong mỗi tiểu quy trình với một số thuộc tính, thể hiện trong hình 3.

Siêu dữ liệu của GSBPM (Morgado) cũng được nghiên cứu và áp dụng cho dự thảo mô hình quy trình công tác thống kê của NSO Thái Lan

Quản lý chất lượng /Quản lý siêu dữ liệu

1

Xác định nhu cầu

2

Thiết kế

3

X.dựng

4

Thu thập

5

Xử lý

6

Phân tích

7

Phổ biến

8

Lưu trữ

9

Đánh giá

1.1

Xác định nhu cầu th. tin

2.1

Thiết kế đầu ra

3.1

XD công cụ thu thập dữ liệu

4.1

Chọn mẫu

5.1

Tổng hợp dữ liệu

6.1

Chuẩn bị khâu bản thảo đầu ra

7.1

Cập nhật hệ thống đầu ra

8.1

Xác định các nguyên tắc lưu trữ

9.1

Thu thập dữ liệu đầu vào có giá trị

1.2

Tham khảo ý kiến và xác định các nhu càu

2.2

Thiết kể các  diện mào

biến số

3.2

Xd và nâng cao các th. phần xử lý

4.2

Th. lập  công  việc thu thập

5.2

Phân loại và đánh mã

6.2

phê chuẩn  đầu ra

7.2

Đưa ra những sản phẩm phổ biến

8.2

Q. lý kho lưu trữ

9.2

Chỉ đạo khâu đánh giá

1.3

Thiết lập các mục tiêu đầu ra

2.3

Thiết kế  ph. pháp thu thập dữ liệu

3.3

Định hình tiến độ công việc

4.3

Hoạt động thu thập

5.3

Xem xét, xác nhận tính hợp lê và hiệu chỉnh

6.3

Xem xét và giải thích

7.3

Quản lý  khâu phát hành các sản phẩm phổ biến

8.3

Bảo quản dữ liệu và siêu dữ liệu liên quan

9.3

Nhất trí với kế hoạch hành động

1.4

Nhận dạng các khái niệm

2.4

Thiết kế sườn & ph. pháp lấy mầu

3.4

Thử nghiệm hệ thống s. xuất

4.4

Hoàn tất công việc thu thập

5.4

Quy lỗi

6.4

Áp dụng kiểm soát việc tiết lộ thông tin

7.4

Đẩy mạnh các sản phẩm phổ biến

8.4

Loại  bỏ dữ liệu và siêu dữ liệu l.quan

1.5

Kiểm tra dữliệu sẵn có

2.5

Th.kế phương pháp xử lý T. kê

3.5

Thử nghiệm quy trình k. doanh thống kê

5.5

Thu nhận các biến và đơn vị TK mới

6.5

Hoàn thành sản phẩm đầu ra

7.5

Quản lý trợ giúp người dùng

1.6

Chuẩn bị hình thức kinh doanh

2.6

Th. Kế

Hệ thống s.xuất và tiến độ công việc

5.6

Tính trọng số

5.6

Tổng hợp

5.7

H.thành các file dữ liệu

Hình 2: Mức 1 và mức 2  của Dự thảo Mô hình Quy trình Công tác Thống kê Thai Lan (tương tự như GSBPM)

7. Mức 1 và Mức 2 của mô hình quy trình công tác thống kê NSO Thai Lan tương tự như GSBPM (mô hình tham chiếu). Mặc dù không có quy trình rõ ràng để lưu trữ và đánh giá ở mô hình quy trình công tác hiện có, nhưng nó là điểm khởi đầu tốt để xem xét và thiết kế các quá trình này.

8. Mức 3 được mô tả trong GSBPM, nhưng đã  chuyển thành các tiểu quy trình phụ  trong  bản dự thảo mô hình công tác thống kê của  NSO Thái Lan

Hình 3. Tiểu quy trình 3.6 – hoàn tất hệ thống sản xuất

9.  Ở Mức 2 và Mức 3, mỗi tiểu quy trình  hay tiểu quy trình phụ có chứa một số các thuộc tính: đầu vào, đầu ra, chủ nhân, các hướng dẫn, khẳ năng (về con người và hệ thống), các mạch thông tin phản hồi hoặc cơ chế. Ví dụ, tại các quá trình 3.6, hoàn tất hệ thống sản xuất bao gồm bốn tiểu quy trình phụ với các thuộc tính: từ 3.6.1 đến 3.6.4, như được thể hiện trong hình 3. Tiểu quy trình phụ hoàn tất các công cụ thu thập 3.6.1 có phương pháp thu thập dữ liệu được định nghĩa từ tiểu quy trình thiết kế phương pháp thu thập dữ liệu 2.3 như là một đầu vào và tạo ra các phương pháp thu thập dữ liệu, hoàn toàn được xác định như là đầu ra của tiểu quy trình phụ này. Đầu ra này sẽ được sử dụng trong quy trình phụ chạy bộ sưu tập 4.3 và hoàn thiện bộ sưu tập 4.4

10. Khi tất cả các sơ đồ quy trình và theo dõi công việc  đã được thiết kế cho cơ quan theo mô hình chung, mô hình sẽ được áp dụng vào một cuộc điều tra đặc thù  / (dự án tổng điều tra dân số) để  quản lý dự án bằng việc bổ sung thêm những chi tiết cho mỗi quy trình (tiểu quy trình hoặc tiểu quy trình phụ), chẳng hạn như khoảng thời gian của mỗi nhiệm vụ, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc, công việc làm trước và tải nguồn thông tin.

IV. Dự thảo Hướng dẫn thực hành thống kê tốt

11. Cơ  quan  Thống kê Quốc gia Thái Lan sản xuất số liệu thống kê cơ bản từ các cuộc điều tra ở hầu  như  tất cả các lĩnh vực, trong lúc đó một số cơ quan chính phủ  sản xuất số liệu thống kê dựa vào những dữ liệu hành chính  của hệ thống báo cáo và đăng ký hiện hành. Trước khi thực hiện Kế hoạch Tổng thể Thống kê Thái Lan (BE. 2554-2558), hệ thống thống kê quốc gia đã trở nên rời rạc, không có một tầm nhìn và  phương hướng chung .

12.  Hệ thống thống kê tổng hợp và đáng tin cậy là yếu tố quyết định cho phát triển quốc gia. NSO hiện được Luật Thống kê năm 2007 mới trao quyền  làm tâm điểm của  hệ thống thống kê  quốc gia. NSO, có sự hợp tác với tất cả các Bộ, ngành, do vậy đã khởi xướng phát triển Kế hoạch Thống kê Tổng thể Thái Lan (TSMP) lần thứ nhất  trong năm 2011 – 2015, với sự tham gia của các Bộ, ngành và tham khảo ý kiến các bên liên quan khác. Phù hợp với luật pháp, TSMP được sử dụng như một công cụ để quản lý hệ thống thống kê quốc gia và là đường lối chỉ đạo về phương hướng, các mục tiêu, mục đích chính, kết cấu và khung chiến lược cho sự phát triển của hệ thống thống kê quốc gia.  TSMP cũng quy định NSO là cơ quan  ‘quản lý’ hoặc “Điều phối” hệ thống thống kê quốc gia. Với vai trò mới này, NSO sẽ phối hợp với tất cả các đơn vị thống kê trong chính phủ – trong đó có nhiều cơ quan ban ngành sản xuất thống kê phần lớn từ hồ sơ hành chính – đảm bảo không bị thiếu hụt và dư thừa số liệu thống kê. Vì thế, các số liệu thống kê làm ra kịp thời, hữu ích, tổng hợp, kết nối được và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.

13. Để nâng cao chất lượng số liệu thống kê do các cơ quan trong chính phủ sản xuất , NSO sử dụng  cuốn sổ tay “Thực hành thống kê tốt “ (GSP) làm  công cụ và hướng dẫn cho các cơ quan này. GSBPM được áp dụng cho dự thảo sổ tay hướng dẫn GSP chi tiết về cách  sản xuất ra số liệu thống kê chất lượng cao từ các cuộc điều tra, hồ sơ hành chính và điều tra công luận.

V. Công việc hiện tại và kinh nghiệm

14. Mô hình Dự thảo, sắp đặt quy trình, trình tự công việc và dự thảo GSP đang được triển khai làm nhiều quy trình và chi tiết hơn trong mỗi quy trình của GSBPM so với mô hình công tác thống kê hiện hành.

15. Đối với một số thuật ngữ của GSBPM, chúng tôi cảm thấy khó hiểu và dịch sang ngôn ngữ bản địa (Thái Lan).

16. Hầu hết mọi người vẫn quen  với mô hình quy trình công tác thống kê hiện tại bởi vì nó ít quy trình  hơn và ít phức tạp hơn GSBPM.

VI. Công việc tương lai

17. NSO sẽ tạo ra một kiểu cấu ​​trúc táo bạo bằng việc hoàn chỉnh dự thảo mô hình quy trình công tác thống kê tích hợp với một hệ thống siêu dữ liệu thống kê. Ngoài ra, Mô hình thông tin thống kê khái quát GSIM (Generic Statistical Information Mode) của Ủy ban Kinh tế Châu Âu, LHQ  (UNECE, 2012) ) cũng sẽ được xem xét thực hiện.

TMH

Nguồn: Applying the GSBPM in National Statistical Office of Thailand

Meeting on the Management of Statistical Information Systems (MSIS 2013)

Topic (ii): Streamlining statistical production

ORGANISATION FOR ECONOMIC COOPERATION AND DEVELOPMENT (OECD)

STATISTICS DIRECTORATE