Bài học từ Đại dịch Covid ở tiểu vùng Sahara Châu Phi: Bằng chứng tại Malawi

Bằng chứng mới nổi, từ đánh giá gần đây của 29 nghiên cứu tại 17 quốc gia, chứng minh rằng đại dịch Covid-19 và việc đóng cửa trường học có liên quan đến sự giảm sút đáng kể trong học tập. Ở Nam Phi, học sinh lớp 2 mất từ 57% đến 70% thời gian học của một năm so với các bạn trước đại dịch, và học sinh lớp 4 mất 62% đến 81% thời gian học một năm. Ở Uganda, nơi các trường học đã đóng cửa trong hai năm, tỷ lệ trẻ nhỏ có khả năng đọc và hiểu một câu chuyện không giảm từ năm 2018 đến năm 2021, nhưng tỷ lệ những người thậm chí không thể đọc các chữ cái trong bảng chữ cái đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy mức độ “thất học” đã giảm đi nhiều. Một thách thức cụ thể ở châu Phi cận Sahara là thiếu các bộ tài liệu tạo động lực học tập cho học sinh cũng như các tài liệu có thể cung cấp những hiểu biết thiết thực về lộ trình học tập khi các em quay trở lại trường học.

Bài học từ Malawi

Tại Malawi, Chính phủ đã đóng cửa tất cả các trường công lập trong 7 tháng. Khảo sát trường học tại Malawi (MLSS) do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Chính phủ thực hiện, đã tiến hành đánh giá học tập thường xuyên học lực các học sinh đang học lớp 4 trong giai đoạn 2016-2018. Dữ liệu phong phú này cung cấp ống kính sắc nét nhất hiện có về quỹ đạo học tập của một đối tượng học sinh cụ thể, đại diện trên toàn quốc ở châu Phi cận Sahara. Sử dụng dữ liệu từ ba vòng khảo sát trên cùng một đối tượng học sinh, hai lần trước khi đóng cửa trường học và một lần sau khi mở cửa trường trở lại, chúng tôi đã tạo ra bức tranh toàn diện đầu tiên về hồ sơ học tập của học sinh trước và sau khi trường học đóng cửa do Covid. Chúng tôi đã cho học sinh học thêm 100 ngày, rồi sau đó so sánh mức độ học tập ở năm 2021 với mức chúng tôi mong đợi nếu đại dịch không xảy ra.

Chúng tôi nhận thấy rằng, trung bình đối với tiếng Anh, Toán và tiếng Chichewa (ngôn ngữ giảng dạy chính), lực học của học sinh dưới mức chúng tôi sẽ dự đoán nếu đại dịch không xảy ra là 97 điểm (thang điểm 500). Con số này tương đương với tổng số khoảng hai năm thất học ở các cấp học trước đại dịch.

Có phải sự giảm sút trong học tập chỉ bắt nguồn từ việc đóng cửa các trường học, hay còn do các yếu tố khác?

Nhiều nghiên cứu đã quy kết việc học lực bị giảm do Covid rõ ràng là do thời gian giảng dạy bị mất khi đóng cửa các trường học. Tuy nhiên, ở Malawi, học sinh không chỉ học kém đi vì thiếu thời gian học tập ở trường, mà còn bị mất kiến thức nền tảng về các khái niệm mà chúng đã được học trước đó.

Trong tổng số 97 điểm học tập bị giảm, thì 40 điểm xảy ra trong thời gian trường đóng cửa. Nói cách khác, một cá nhân học sinh quay trở lại trường học sau khi trường mở cửa trở lại sẽ bị giảm đi 40 điểm so với điểm trung bình mà chính chúng đã đạt được từ trước đại dịch. Giả sử rằng học sinh không học được gì trong thời gian trường đóng cửa (phạm vi tiếp cận của các biện pháp can thiệp học tập từ xa dường như bị hạn chế), thì điểm số cũng bị giảm do cú sốc Covid và kiến thức chúng đã được học cũng bị mất đi.

Sau khi học sinh quay trở lại trường học, việc học sẽ không trở lại nhịp độ như trước Covid

Học sinh bị giảm kiến thức chỉ 1 phần nhỏ là do đóng cửa trường học, phần lớn hơn là do ảnh hưởng của Covid, kết quả là việc học tập của học sinh bị chậm lại sau khi các trường mở cửa trở lại. Trước đại dịch, học sinh đạt trung bình 13,4 điểm học tập cho mỗi 100 ngày học. Hậu đại dịch, bao gồm cả việc đóng cửa trường học, học sinh chỉ đạt 6,9 điểm học tập cho mỗi 100 ngày học, giảm một nửa tốc độ học tập (Bảng 1). Điều này cho thấy rằng các trường đã không điều chỉnh thành công việc giảng dạy của họ để hỗ trợ học sinh bắt kịp việc học bị mất. Nếu xu hướng này tiếp tục, chúng ta có thể thấy khoảng cách học tập ngày càng tăng theo thời gian và những học sinh bị ảnh hưởng bởi Covid ngày càng tụt lùi xa hơn so với quỹ đạo học tập mong đợi. Ở Malawi, nơi mà trình độ học tập vốn đã thấp trước đại dịch, thì điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển con người.

Trong Hình 1, đường màu xanh lam cho thấy việc học sẽ tiến triển như thế nào nếu Covid không xảy ra. Đường màu đỏ hiển thị quỹ đạo học tập thực tế sau Covid. Khoảng cách giữa đường màu xanh lam và màu đỏ cho thấy ảnh hưởng của việc đóng cửa trường học mà Covid gây nên (khoảng cách giữa đường màu đỏ và màu xanh lá cây cho thấy sự khác biệt được giải thích trong học tập (14 điểm) do thời gian thể chất bị mất từ việc đóng cửa trường học. Khoảng cách giữa các đường màu xanh lá cây và màu xanh lam trên trục y cho thấy sự sụt giảm không giải thích được trong học tập (26 điểm) có thể do học sinh đã quên các kiến thức đã được học trước đây.)

Bảng 1. Tác động của Covid đối với việc học

Điểm số bị hụt Do dừng đến trường Do quên kiến thức đã học
97.3 40.4

Trong đó giảm do thời gian đi học: 14,1

56.9
Học trong vòng 100 ngày Trước Covid Sau Covid
13.4 6.9

Kết quả cho thấy rằng cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để ước tính tổn thất học tập không chỉ xảy ra do đóng cửa trường học mà còn do cả sự thay đổi về tốc độ học tập của các học sinh sau khi các trường mở cửa trở lại.

Hình 2. Các cấp độ và quỹ đạo học tập trước và sau khi kết thúc Covid: Tiếng Anh và Toán

Việc mất mát về kiến thức có vẻ diễn ra khác nhau giữa các môn học (Hình 2). Trong khi tiếng Anh và tiếng Chichewa, chúng ta thấy việc kết quả học tập giảm có liên quan chặt chẽ đến việc đóng cửa các trường học do tình trạng học tập chậm khi trường bị đóng cửa. Tuy nhiên, đối với môn Toán, chúng ta thấy sự sụt giảm kết quả học tập do đóng cửa các trường học rất khiêm tốn, chủ yếu lại là do học sinh tiến bộ rất chậm sau khi quay trở lại trường học sau một thời gian nghỉ dài.

Bài học kinh nghiệm

Các nước đang phát triển cần thay đổi hệ thống giáo dục để giảm thiểu sự chậm kiến thức bằng cách điều chỉnh các phương pháp giảng dạy và chương trình giảng dạy. Một cách đối phó thông thường tức là khi đại dịch bùng nổ thì lập tức cho trường đóng cửa, học sinh nghỉ học, và khi có thể đi học trở lại thì đi học khó có thể đáp ứng nhu cầu về kiến thức khi học sinh quay trở lại trường. Thay vì đó nếu các quốc gia muốn khôi phục quỹ đạo học tập trước đại dịch – chưa nói đến việc bắt kịp lại những gì đã mất thì cần có sự tập trung đồng bộ vào việc học phụ đạo, nhắm vào trình độ học tập hiện thời của học sinh để có biện pháp phù hợp.

Nguyễn Mai (dịch)

Nguồn: https://blogs.worldbank.org/education/learning-loss-covid-sub-saharan-africa-evidence-malawi