Diễn đàn khu vực của UNECE tập trung vào phục hồi bền vững sau COVID-19 để thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 2030

Làm thế nào chúng ta có thể phục hồi tốt hơn sau đại dịch COVID-19 trong khi thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững trong Khu vực UNECE? Trong một nhiệm vụ chung để tìm câu trả lời, các quốc gia thành viên UNECE và hơn 500 bên liên quan chính sẽ tập hợp tại Geneva vào ngày 6-7/4/2022 cho Diễn đàn Khu vực 2022 về Phát triển bền vững cho khu vực UNECE.

Cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những điểm yếu của xã hội chúng ta và nhấn mạnh sự cần thiết phải có những hành động cụ thể hơn để tăng cường tính bền vững trong nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh này, Diễn đàn Khu vực sẽ cung cấp một góc độ khu vực đối với chủ đề toàn cầu là “xây dựng trở lại tốt hơn”, bao gồm cả việc đáp ứng các mục tiêu đề ra trong Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) được đánh giá sâu tại Diễn đàn chính trị cấp cao năm 2022, cụ thể là:

SDG 4 – chất lượng giáo dục và học tập suốt đời

SDG 5 – bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và các bé gái

SDG 14 – cuộc sống dưới nước: đại dương, biển và tài nguyên biển

SDG 15 – cuộc sống trên cạn: hệ sinh thái trên cạn, rừng, sa mạc hóa, xói mòn đất, đa dạng sinh học

SDG 17 – quan hệ đối tác vì các mục tiêu

Năm nay, Diễn đàn sẽ do Edil Baisalov, Phó Chủ tịch Nội các Bộ trưởng[1] Cộng hòa Kyrgyzstan chủ trì. Phiên họp toàn thể đầu tiên của Diễn đàn Khu vực sẽ bao gồm bài phát biểu quan trọng của Tiến sĩ Asa Persson, thành viên của Nhóm các nhà khoa học độc lập, để việc soạn thảo Báo cáo Phát triển bền vững toàn cầu (GSDR) năm 2023 của Liên hợp quốc, sẽ tạo bối cảnh cho cuộc tranh luận cấp cao và nêu bật những phát hiện khoa học mới nhất về SDGs, có tính đến sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 và các biện pháp phục hồi liên quan. Các trao đổi của Diễn đàn sẽ được thông báo bởi Báo cáo năm 2022 về tiến trình SDG trong khu vực, do UNECE phát hành.

Một hội đồng gồm nhiều bên liên quan về tính nhất quán chính sách sẽ diễn ra trong phiên họp toàn thể thứ hai, vào ngày 7 tháng 4. Trong bối cảnh này, kinh nghiệm từ các Quốc gia thành viên UNECE đã hoặc sẽ trình bày Đánh giá Quốc gia Tự nguyện (VNRs) tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về Phát triển bền vững sẽ được thảo luận, trong đó nhấn mạnh đến VNRs như một phương tiện để thúc đẩy tính nhất quán của chính sách và hợp tác đa cấp.

Ngoài các phiên họp chính thức, Diễn đàn Khu vực cũng sẽ cung cấp một nền tảng cho các bên liên quan khác nhau, bao gồm chính phủ, các cơ quan Liên hợp quốc, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức các sự kiện bên lề liên quan đến chủ đề chính hoặc các SDG trọng tâm. Tổng cộng hơn 40 sự kiện bên lề sẽ diễn ra, mang đến cho người tham gia cơ hội khám phá một số chủ đề được thảo luận trong diễn đàn một cách chi tiết hơn hoặc thông qua một góc độ cụ thể.

Khu vực Fora trong Liên hợp quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hành động nhằm hiện thực hóa các SDG. Hiện chúng ta đang ở trong “Thập kỷ của hành động” nơi mà sự nhất quán về chính sách khu vực sẽ có tầm quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra sự hợp lực để đạt được lộ trình chung của chúng ta vì một tương lai bền vững – Chương trình nghị sự 2030. Kết quả của Diễn đàn khu vực năm 2022 – một báo cáo có phần tóm tắt của Chủ tọa về các cuộc thảo luận – sẽ được trình lên cấp toàn cầu với tư cách là đầu vào chính thức từ khu vực UNECE cho Diễn đàn Chính trị cấp cao năm 2022 (HLPF).

Để tìm thêm thông tin, bao gồm cả chương trình của Diễn đàn và đăng ký tham gia, vui lòng truy cập liên kết sau: https://regionalforum.unece.org/events/regional-forum-2022

Tham gia cuộc trò chuyện trên mạng xã hội bằng cách sử dụng từ khóa #RFSD2022.

ĐN (dịch)

Nguồn: https://unece.org/media/news/366054

[1] Nội các là cơ quan gồm có các thành viên cấp cao của chính phủ, thông thường đại diện ngành hành pháp. Đôi khi nội các cũng còn được gọi là Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Hành pháp, hay Ủy ban Hành pháp