Cải tiến Thống kê Môi trường trong bối cảnh Chính sách Phát triển Bền vững và Nền Kinh tế Xanh ở Châu Á- Thái Bình Dương

Giới thiệu: Như chúng ta biết các kết quả của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền vững (Rio +20) gần đây (tháng 7 năm 2012)  đã tập trung vào vấn đề thống kê môi trường trong bối cảnh của các chính sách phát triển bền vững và nền kinh tế xanh. Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ngay tại Phiên họp thứ hai (tháng 12 năm 2010) của Ủy ban Thống kê thuộc Ủy ban kinh tế – xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) đã nhận ra nhu cầu phát triển năng lực thống kê của tất cả các nước trong khu vực, để cung cấp lĩnh vực thiết yếu về thống kê môi trường, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của hệ thống thống kê môi trường. Tuy nhiên, cải thiện Thống kê Môi trường trong bối cảnh của chính sách phát triển bền vững và nền kinh tế xanh ở Châu Á- Thái Bình Dương thực sự là một thử thách, đòi hỏi giải quyết một số hạn chế về năng lực quan trọng, kể cả những vấn đề như nguồn tài nguyên có hạn, thiếu  chuyên môn trong quản lý và hiểu biết dữ liệu môi trường hiện có của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Để giám sát  phát triển bền vững và đánh giá các chính sách kinh tế xanh đòi hỏi không chỉ cần đến những chỉ tiêu về sản xuất các số liệu thống kê môi trường chất lượng tốt, mà các số liệu thống kê này phải hòa nhập một cách chặt chẽ và có hệ thống vào các tiêu chuẩn  đánh giá kinh tế và xã hội. do vậy, các hành động được Hội nghị  Rio +20 đề xuất kèm theo bao gồm: ủng hộ tích cực  và trợ giúp kỹ thuật  thực hiện hệ thống Tài khoản Kinh tế – Môi trường (SEEA) của Liên Hợp Quốc, các tiêu chuẩn và hướng dẫn được quốc tế chấp thuận khác; và thành lập một mạng lưới chuyên gia khu vực để khuyến khích  chia sẻ kiến ​​thức và cụ thể là phát triển một trung tâm tri thức trực tuyến về đo lường nền kinh tế xanh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bài viết này giới thiệu tóm tắt những hoạt động cụ thể, nêu bật những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm đạt được mục tiêu này

1. Mục đích và bối cảnh của việc hoàn thiện thống kê Môi trường

Triển khai các chiến lược phát triển bền vững và các chính sách một cách có căn cứ, dựa vào các chỉ tiêu sẵn có và đáng tin cậy bao trùm lên ba trụ cột phát triển là  xã hội, kinh tế và môi trường. Các quyết định liên quan đến giảm nhẹ và thích ứng với biển  đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn khả năng duy trì sự sống của hành tinh chỉ có thể được kiểm soát  và đánh giá tốt nhất  bằng các số liệu thống kê thích hợp. Do vậy, công tác đo lường chất lượng môi trường và tích hợp số liệu thống kê môi trường vào các số liệu kinh tế và xã hội cho việc đánh giá các chính sách phát triển bền vững và nền kinh tế xanh cần phải được cải tiến.

Ủy ban Thống kê  đã nhận ra nhu cầu phát triển năng lực thống kê của tất cả các nước trong khu vực, để đến năm 2020 sẽ cung cấp phần thiết yếu thống kê môi trường cho hệ thống thống kê quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề thiếu thống tin thống kê môi trường vẫn tiếp tục tồn tại ở hầu khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nhiều quốc gia không có các chỉ tiêu đầy đủ để giám sát nguồn tài nguyên của mình, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và tác động của những thay đổi đến môi trường kinh tê và sự thịnh vượng của đát nước.

Ở cấp toàn cầu, hiện đang có một số sáng kiến liên quan đến các tiêu chuẩn và hướng dẫn  quốc tế về biên soạn thống kê môi trường, cũng như lồng ghép thống kê môi trường vào thống kê kinh tế và xã hội. Kết quả của những phát triển mới đây thuộc về các cơ quan thống kê quốc gia. Các cơ quan này  đã thu thập nhiều thông tin liên quan và sườn tổng quát cho sản xuất ra các chỉ tiêu mang tính xác thực và có khả năng so sánh quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện các chuẩn quốc tế và những hướng dẫn sẵn có ở nhiều quốc gia thành viên của ESCAP cần giải quyết một số hạn chế quan trọng như các vấn đề về nguồn tài nguyên, vấn đề chuyên môn trong quản lý và hiểu biết dữ liệu môi trường trong khu vực. Do vậy, nỗ lực hợp tác khu vực đối với các nước thành viên có thế là cách có hiệu  quả để nâng cao năng lực hệ thống kê của mình, để đến năm 2020 sẽ đạt được mục tiêu về thống kê môi trường của Ủy ban Thống kê khu vực.

2. Những phát triển toàn cầu hiện nay

a) Kết quả của hội nghị LHQ 2012 về phát triển bền vững: ‘ Một tương lai mà chúng ta mong  muốn”

Tháng 7 năm 2012, hơn 120 nhà lãnh đạo nhà nước và khoảng 50 nghìn đại biểu  khác, gồm  các quan chức chính phủ và các thành viên thuộc tầng lớp dân sự, khu vực tư nhân đã có mặt  tại Hội nghị LHQ Phát triển Bền vững được tổ chức ở Brasil (Rio+20). Các đại biểu của Rio+20  đã tái khẳng định cam kết toàn cầu về phát triển bền vững, bao gồm cả những  chính sách nền kinh tế xanh  và tái khẳng định tầm quan trọng của môi trường tự nhiên như đầu vào quan trọng đối với sự thịnh vượng của các quốc gia. Hội nghị Môi trường Toàn cầu Rio+20 đã tác động, làm khẩn trương hơn việc cải thiện năng lực sản xuất số liệu thống kê môi trường và tích hợp số liệu thống kê môi trường với các thông tin thuộc các trụ cột phát triển khác, để cuối cùng sản xuất ra các chỉ tiêu có thể so sánh quốc tế về lĩnh vực phát triển bền vững. Đặc biệt, các thành viên tham gia  Rio+20  đã cam kết xây dựng các cơ chế hiện thời, nhằm nâng cao tính sẵn có, tin cậy, kịp thời và thích hợp của số liệu thống kê. Các đại biểu nhận thấy ngoài những loại chỉ tiêu như tổng thu nhập quốc nội – GDP và các số liệu môi trường đã được cải thiện, cần có những đơn vị đo lường được phát triển rộng hơn kể cả  những dữ liệu dựa vào công nghệ vũ trụ, thông tin về không gian địa lý đáng tin cậy. Đặc biệt Rio+20 nhận thấy  vai trò quan trọng của các uỷ ban khu vực. Kết quả  Rio+20 làm cho Hệ thống phân loại của LHQ  chú trọng đến nhu cầu mở rông hơn các đơn vị đo lường và giúp đỡ các nước đang phát triển đạt được phát triển bền vững

b) Khung Phát triển Thống kê Môi trường

Tại phiên họp thứ 41, Ủy ban Thông kê LHQ đã thông qua chương trình sửa đổi

Khung phát triển Thống kê Môi trường LHQ (FDES). Nhóm chuyên gia đại diện cho các quốc gia đến từ tất cả các khu vực và ở các giai đoạn phát triển khác nhau được thành lập, và từ đó tiếp tục triển khai công việc với một khung đã được cập nhật và một bộ Thống kê Môi trường Nòng cốt (CSES). FDES  đưa ra nguyên tắc cho sản xuất số liệu thống kê cơ bản nhằm làm cơ sở cho môi trường phát triển bền vững. Mục đích chính của FDES và  CSES kết hợp là nhằm giúp cải thiện chất lượng, đảm bảo tính sãn có và có thể so sánh số liệu thống kê môi trường với nhiều mục đích, kể cả việc biên soạn các tài khoản môi trường- kinh tế. Khung sửa đổi  FDES thiết lập thống kê môi trường theo sáu bộ phận hợp thành chính như sau:

(1)  Những điều kiện và chất lượng môi trường;

(2) Tài nguyên môi trường và  công dụng của chúng;

(3) Chất phát xạ, chất  cặn, chất thải;

(4) Thảm họa và những hiện tượng cực đoan;

(5) Môi trường sống của con người và sức khỏe môi trường;

(6) Bảo vệ, quản lý và cam kết môi trường.

CSES đưa ra  một tham khảo về mục tiêu sản xuất số liệu thống kê môi trường có liên quan đến chính sách, và hướng dẫn cách ưu tiên thu thập dữ liệu. Kèm theo là  bản hướng dẫn phương pháp biên soạn. Theo đó,  khả năng so sánh quốc tế sẽ được cải thiện. Cả FDES và CSES đã được xem xét thông qua các thực nghiệm, được tiến hành trên 20 quốc gia  và thông qua quá trình tham khảo ý kiến toàn cầu. Cuối cùng phiên bản FDES, CSES sửa đổi và kế hoạch thực hiện chúng sẽ được trình lên Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thống kê trong năm 2013.

c) Hệ thống tài khoản về Môi trường – Kinh tế (SEEA)

Phiên bản đầu tiên của Hệ thống này đã được làm trong năm 1993, nhằm đáp ứng yêu cầu của Agenda 21 (Chương trình bảo vệ môi trường toàn cầu, được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro, Brasil) và Kế hoạch hành động tại Hội nghị  Môi trường và Phát triển lần thứ nhất của LHQ tổ chức năm 1992. Qua quá trình nhiều năm tư vấn chỉnh sửa theo đề xuất của Ủy ban Thống kê LHQ năm 2006, tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thống kê đồng ý thông qua khung trọng tâm của  2010 SEEA là phiên bản chuẩn quốc tế SEEA đầu tiên.

SEEA là câu trả lời của công đồng thống kê quốc tế, nhằm đáp ứng những  yêu cầu chính sách đối với việc mở rộng hơn các độ đo về phát triển kinh tế, thịnh vượng và phát triển bền vững của xã hội. Đặc biệt, chú trọng vào nhu cầu về mặt chính sách đối với dữ liệu tương tác giữa kinh tế và môi trường ngày càng tăng, cả về lượng và chất. Những độ đo tương tác cho phép các nhà làm chính sách đánh giá  các mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế, như năng suất và sử dụng hiệu qủa đầu vào có sẵn trong thiên nhiên, các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững,  sản xuất và việc làm liên quan đến môi trường, làm suy giảm và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ủy ban Thống kê khuyến khích các nước thành viên thực hiện SEEA. Những phương pháp thực hiện có sự khác nhau, phụ thuộc vào năng lực, những ưu tiên và nguồn tài nguyên của từng quốc gia.

3. Các chỉ tiêu Kinh tế Xanh ở Châu Á Thái Bình Dương

Khái niệm tăng trưởng xanh như là một chiến lược nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững về môi trường  đã được Hội nghị các Bộ trưởng lần thứ 5  về Môi trường và Phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương  tổ chức trong năm 2005 sử dụng. Kể từ năm 2005, nhiều quốc gia đã bắt đầu triển khai các chính sách và kế hoạch hành động liên quan. Trong số này, Vương quốc Cambpuchia đã phác thảo bản đồ đường bộ phát triển xanh quốc gia, Việt Nam đã đưa thuế môi trường đánh vào nhiên liệu hóa thạch và Hàn Quốc đã tuyên bố “tăng trưởng xanh với lượng Các bon thải ra thấp là tầm nhìn và chiến lược quốc gia”.

Các chỉ tiêu cơ bản hỗ trợ cho những nỗ lực này là các chỉ tiêu liên quan đến quá trình giám sát, nâng cao nhận thức và trợ giúp việc đánh giá chính sách, ra quyết định. Một số quốc gia  và tổ chức đưa ra những sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu này. Chẳng hạn Trung Quốc đã phát triển chỉ tiêu tổng hợp, cụ thể như chỉ số thực hiện Nguồn Tài nguyên và Môi trường (REPI), được thông qua các mục tiêu về năng lượng, hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm  không khí. Ấn Độ đã công bố kế hoạch sát nhập các giá trị sinh thái vào tài khoản quốc gia. Ghi nhận những phát triển mới, cơ hội và những hành động đề xuất, Ủy ban Thống kê ESCAP đưa ra hướng dẫn và tư vấn những ưu tiên và phương pháp cải tiến thống kê môi trường trong bối cảnh của các chính sách phát triển bền vững và kinh tế xanh ở Châu Á Thái Bình Dương, kể cả về vai trò của Cơ quan Thống kê ESCAP, các nước thành viên và các đối tác quốc tế khác.

Tăng trưởng xanh và các chỉ tiêu liên quan đến  kinh tế xanh đã được nhận dạng, chúng có thể được phân vào  3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất: hiệu quả sinh thái và những chỉ tiêu rời. Hiệu quả sinh thái  liên quan đến mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên và khí thải trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu rời biểu hiện quá trình mà theo đó tăng trưởng kinh tế đạt được với mức tài nguyên đầu vào và khí thải cấp thấp hơn. Như vậy, một khung bao gồm các chỉ tiêu về mức độ khí thải nhà kính của sản xuất và tiêu dùng, mức độ sử dụng năng lượng hay vật liệu và mức sử dụng nước. Khung tăng trưởng xanh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng bao gồm các độ đo liên quan đến năng suất lao động và năng suất đa nhân tố. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc đã đề xuất một bản phân tích tương tự cho từng khu vực.  Hàn Quốc đã áp dụng khung của OECD đưa ra và phân tích 23 chỉ tiêu, chủ yếu là liên quan đến hiệu quả sinh thái.

Nhóm thứ 2  là các chỉ tiêu đánh giá mức độ ‘biến đổi xanh “ cũng như những cơ hội kinh tế  và những đối phó về mặt chính sách. Có thể dùng các chỉ tiêu này không chỉ vì mục đích xem xét tiến  triển của đóng góp xanh  về đầu tư, công việc và kết quả sản xuất  mà còn để nhận biết các nguồn  tăng trưởng xanh và can thiệp về mặt chính sách một cách thích đáng nhằm bãi bỏ những rào cản. Nhóm này gồm những số liệu thống kê về các hoạt động nhà nước liên quan đến môi trường, như thuế môi trường, những trợ cấp của chính phủ và các chính sách khác.

.Nhóm thứ 3 là  các chỉ tiêu giám sát quá trình phát triển theo các mục tiêu  của toàn xã hội về chất lượng môi trường. Các chỉ tiêu này  thể hiện  mối quan hệ giữa thông tin môi trường và sức khỏe, như tiếp cận nguồn nước uống an toàn, tác hại của thời tiết đối với ô nhiễm không khí và thông tin đánh giá tác hại do rủi ro từ thiên tai./.

TMH (giới thiệu)

Nguồn:Improvement of Environment Statistics in the Context of  Sustainable Development and Green Economy Policy in Asia and the Pacific

Do ban thư ký ESCAP trình bày ở phiên họp thứ 3, Thống kê Môi trường (từ 12-14 tháng 12 năm 2012) tại  Bangkok,