Định hướng, giải pháp của Tổng cục Thống kê trong năm 2013 để có thể hoàn thành mục tiêu nâng chỉ số chung về năng lực thống kê theo tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới phấn đấu đạt 70/100 điểm vào năm 2015

Câu hỏiĐịnh hướng, giải pháp của Tổng cục Thống kê trong năm 2013 để có thể hoàn thành mục tiêu nâng chỉ số chung về năng lực thống kê theo tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới phấn đấu đạt 70/100 điểm vào năm 2015? (Trả lời Tạp chí Kinh tế và Dự báo)

Trả lời:

(Viện Khoa học Thống kê) Chỉ số chung về năng lực thống kê quốc gia theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới được tổng hợp theo 3 chỉ số thành phần: (1) Chỉ số về phương pháp luận, (2) Chỉ số về nguồn dữ liệu; và (3) Chỉ số về tính định kỳ và kịp thời.

Chỉ số chung về năng lực thống kê của Việt Nam trước khi xây dựng Chiến lược phát triển thống kê là là 61/100 điểm (năm 2010 hay năm cơ sở để xây dựng Chiến lược), thấp hơn 4 điểm so với mức điểm trung bình của thế giới (65 điểm). Trong đó, điểm chỉ số về nguồn dữ liệu tương đối cao 80/100; điểm chỉ số về tính định kỳ và kịp thời đạt 72/100 điểm. Điểm chỉ số  về phương pháp luận đạt thấp nhất với 30/100 điểm.

Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định mục tiêu nâng Chỉ số chung về năng lực thống kê theo các tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với thống kê nước ta từ 61 điểm (năm 2010) lên 70 điểm vào năm 2015.

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đề ra 9 Chương trình hành động thực hiện chiến lược, trong đó có Chương nói trình “Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê luận tiên tiến và xây dựng, chuẩn hóa các qui trình thống kê theo chuẩn mực quốc tế”.

Năm 2012, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê, Tổng cục Thống kê đã tập trung giải quyết một số vấn đề về phương pháp luận thống kê, bao gồm, nghiên cứu hoàn thiện nguồn thông tin, phương pháp biên soạn chỉ tiêu GDP theo phương pháp thu nhập cho các khu vực thể chế; Nghiên cứu áp dụng chiến lược toàn cầu về tăng cường thống kê nông nghiệp của Liên Hợp Quốc vào Việt Nam; Nghiên cứu áp dụng khuyến nghị của Liên hợp quốc năm 2008 về thống kê công nghiệp, thống kê xây dựng; Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính chỉ số giá sản xuất hàng hóa và xây dựng chỉ số giá dịch vụ ở Việt Nam, Nghiên cứu ứng dụng tính chỉ số bền vững môi trường cho Việt Nam. Chuyển đổi dữ liệu thống kê từ VSIC1993 sang VSIC2007 và ngược lại; đổi năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh (Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT ngày 04 /4/2012); Tính và công bố chỉ số sản xuất công nghiệp hành tháng, hàng quý…

Với Chương trình hành động “Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận thống kê tiến tiến và xây dựng, chuẩn hóa qui trình thống kê theo chuẩn mực quốc tế” nói riêng và Kết quả ban đầu sau 1 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê. Chắc chắn sẽ đạt mực tiêu nâng chỉ số năng lực thống kê của Việt Nam từ 61 điểm lên 70 điểm vào năm 2015.