Giới thiệu bảng cân đối liên ngành năm 2012 và một số ứng dụng trong phân tích kinh tế

Năm 2013 Tổng cục Thống kê đã tổ chức điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành (I/O) và biên soạn hệ số chi phí trung gian cho năm 2012. Bảng I/O năm 2012 được lập trên nền ma trận nguồn và ma trận sử dụng (Bảng SUT) với kích cỡ 164 ngành sản phẩm và 164 ngành kinh tế. Bảng SUT là bước trung gian để lập bảng I/O và bảng I/O năm 2012 cũng có kích cỡ 164×164 ngành sản phẩm.

I. Phương pháp chuyển đổi từ SUT sang I/O

Trước hết xin giới thiệu về bảng SUT và quá trình chuyển đổi từ bảng SUT thành bảng I/O ở Việt Nam.

1. Bảng SUT

Đơn vị điều tra để lập bảng I/O là đơn vị cơ sở. Đơn vị cơ sở là đơn vị chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất tại một địa điểm nhất định. Khi một đơn vị sản xuất ra nhiều sản phẩm khác ngoài sản phẩm chính (thường giá trị từng sản phẩm này nhỏ hơn giá trị sản phẩm chính) thì các sản phẩm khác này được phân chia về các đơn vị cơ sở hoạt động tương ứng.

MA TRẬN NGUỒN mô tả sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất trong nước theo giá cơ bản. Hàng của ma trận thể hiện ngành kinh tế, bao gồm các hoạt động sản xuất chính và sản xuất khác. Cột của ma trận thể hiện ngành sản phẩm, gồm loại sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành kinh tế tương ứng sản xuất ra. Trong thực tế phần lớn các đơn vị cơ sở, ngoài sản xuất chính còn tiến hành các hoạt động sản xuất khác (hoạt động phụ). Vì vậy đối với ma trận nguồn các phần tử nằm trên đường chéo là sản phẩm chính, các phần tử nằm ngoài đường chéo là sản phẩm phụ của các ngành kinh tế (trong trường hợp này ma trận nguồn là ma trận vuông).

Ký hiệu ma trận nguồn là S, ta có S*I=XA và I*S=Xc,

Trong đó: I là véc tơ đơn vị; XA là véc tơ giá trị sản xuất trong nước theo giá cơ bản theo ngành kinh tế; Xc là véc tơ giá trị sản xuất trong nước theo giá cơ bản theo ngành sản phẩm.

MA TRẬN SỬ DỤNG mô tả chi phí trung gian theo cột và nhu cầu trung gian theo dòng, đó là những sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng làm đầu vào cho sản xuất, được tính theo giá sử dụng (điều này có nghĩa ở ma trận sử dụng véc tơ phí thương mại và phí vận tải mang giá trị bằng không).

Ký hiệu ma trận sử dụng là U ta có: U*I là véc tơ nhu cầu trung gian và I*U là véc tơ chi phí trung gian.

MA TRẬN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM có dòng là các cấu thành của giá trị tăng thêm (bao gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất không bao gồm thuế sản phẩm cộng trợ cấp sản xuất, khấu hao TSCĐ và thặng dư sản xuất/thu nhập hỗn hợp) và cột là ngành kinh tế.

Ký hiệu của ma trận này là V, ta có: I’V là véc tơ giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế (I’ là véc tơ đơn vị với 4 phần tử). Đến đây có: I’*U+I*V=S*I=XA.

MA TRẬN NHU CẦU CUỐI CÙNG có cột thể hiện các cấu thành của nhu cầu cuối cùng (bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy TSCĐ, tích lũy TSLĐ và xuất khẩu).

Ký hiệu ma trận này là Y, ta có: Y*I là véc tơ tổng nhu cầu cuối cùng theo ngành sản phẩm, như vậy: U*I+Y*I=XCP với XCP là véc tơ giá trị sản xuất theo giá sử dụng, theo ngành sản phẩm và XC+TD+TT+TP+M=XCP;

Trong đó: – TD là véc tơ phí thương mại theo ngành sản phẩm;

–         TT là véc tơ phí vận tải theo ngành sản phẩm;

–         TP là véc tơ thuế sản phẩm theo ngành sản phẩm;

–         M là véc tơ nhập khẩu theo ngành sản phẩm.

Dưới đây là mô tả về Bảng nguồn và sử dụng

Ngành kinh tế

Ngành sản phẩm

Ngành kinh tế

S

XA

Ngành sản phẩm

U

Y

XCP

V

TD

TT

TP

M

XA

XCP

2. Phương pháp chuyển đổi từ SUT sang I/O

Bước 1: Chuyển ma trận sử dụng theo giá sử dụng sang giá cơ bản (bởi vì ma trận nguồn đã theo giá cơ bản).

Bước 2: Chuyển đổi ma trận nguồn và ma trận sử dụng thành bảng I/O.

Có 2 giả thiết để chuyển đổi ma trận nguồn và ma trận sử dụng thành bảng I/O, đó là giả thiết về công nghệ sản phẩm và giả thiết về ngành kinh tế. Theo giả thiết công nghệ sản phẩm thì một sản phẩm sản xuất ở đâu cũng có công nghệ như nhau; theo giả thiết về ngành kinh tế thì trong một ngành kinh tế các sản phấm sản xuất ra có cùng công nghệ như nhau.

Ở Việt Nam, giả thiết công nghệ sản phẩm đã được dùng để lập bảng I/O của các năm 1989, 1996, 2000, và 2007, vì giả thiết này có ý nghĩa kinh tế; song khi áp dụng giả thiết này để chuyển đổi bảng SUT thành bảng I/O nếu có xuất hiện số âm thì cần dùng phương pháp RAS để cân đối khử số âm cho đến khi bằng không. Để chuyển đổi ma trận nguồn và ma trận sử dụng thành bảng I/O năm 2012, Tổng cục Thống kê vẫn tiếp tục dùng giả thiết công nghệ sản phẩm, cụ thể như sau:

Đặt:

S’=C* 12XA”>       (1)

U=B* 12XA”>       (2)

Với S’ là ma trận chuyển vị của ma trận S; 12XA”>  là ma trận đường chéo, các phần tử trên đường chéo là phần tử của véc tơ XA; C là ma trận hệ số của ma trận nguồn; B là ma trận hệ số của ma trận sử dụng.

Ta có: XC=B* 12XA”> +Y     (3)

Từ (1) có thể có

C*XA=X(4)

Nên XA=C-1*XC (5)

Do 12XA”> *I= XA và từ (4) và (5) có:

XC=B* C-1* XC+Y

Và XC=(I-B*C-1)-1*Y     (6)

Và XA=(I-C-1*B)-1* C-1*Y     (7)

B*C-1 là ma trận hệ số chi phí trực tiếp (AC=B*C-1) dạng ngành sản phẩm x ngành sản phẩm. C-1B là ma trận hệ số chi phí trực tiếp (AI=C-1B) dạng ngành kinh tế x ngành kinh tế.

Qua đó có thể viết lại dưới dạng ma trận tổng quát sau:

12(I-C-1*B)-100(I-B*C-1)-1XC-1*YY=XAXC”>      (8)

Ma trận nguồn và ma trận sử dụng năm 2012 là ma trận vuông, song ma trận này của năm 2007 không vuông. Nếu trong trường hợp ma trận nguồn và ma trận sử dụng không vuông (tức là số dòng và cột trong bảng SUT khác nhau) thì việc chuyển đổi SUT sang I/O bằng cách tách ma trận nguồn (không vuông) thành 4 bảng với đường chéo là ma trận vuông và áp dụng phương trình (6) như sau:

A*C=B     (9)

((dòng sản phẩm x cột sản phẩm) x (dòng sản phẩm x cột ngành kinh tế)=(dòng sản phẩm x cột ngành kinh tế))

Phương trình (6) được viết lại:

12A11A12A21A22XC100C2=B11B12B21B22 (10)”>

Trong đó 12A11″> , 12A22″> , 12C1″> , 12C2″> , 12B11″> và 12B22″>  là những ma trận vuông. Do ma trận nguồn gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ nên việc lựa chọn phải đảm bảo chỉ tồn tại 2 ma trận con nằm trên đường chéo của ma trận này. Từ phương trình (10) có 4 phương trình khác như sau:

A11*C1=B11 12⇒”>  A11=B11*C1-1 (11)

A12*C2=B12 12⇒”>  A12=B12*C2-1 (12)

A21*C1=B21 12⇒”>  A21=B21*C1-1 (13)

A22*C2=B22 12⇒”>  A22=B22*C2-1 (14)

3. Bảng I/O

Bảng I/O năm 2012 được lập theo 3 loại giá: Giá người sử dụng, giá sản xuất và giá cơ bản. Bảng I/O theo giá cơ bản cung cấp giá trị thuần khiết theo hàng, phản ánh thu nhập từ người lao động và từ vốn góp, dùng trong phân tích đầu vào, đầu ra. Mặc dù bảng SUT có một số tác dụng (như một bước trung gian để lập bảng I/O; để cân đối và hiệu chỉnh các chỉ tiêu cân đối kinh tế vĩ mô như GDP, tiêu dùng cuối cùng (TDCC), tích lũy tài sản (TLTS), xuất nhập khẩu (XNK); sử dụng cho việc ước tính chỉ tiêu VA, GDP quý và năm; để chuyển đổi GO theo ngành kinh tế về theo ngành sản phẩm và để tính chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh), song không thể thay thế bảng I/O vì bảng I/O có vai trò rất quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam một số mô hình kinh tế sử dụng phân tích bảng I/O để đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản xuất bởi yếu tố ngoại sinh, tức là thay đổi do yếu tố bên ngoài đối với nhu cầu cuối cùng, hoặc sử dụng bảng I/O như một công cụ trong tái cấu trúc các ngành kinh tế (Xem bài tham luận của chuyên gia kinh tế Nguyễn Phương Thảo về sử dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc lựa chọn ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam)…

II. Nguồn thông tin để lập bảng I/O năm 2012

Cuộc điều tra thu thập thông tin lập bảng I/O và birn soạn hệ số chi phí trung gian năm 2012 do Tổng cục Thống kê tổ chức vào tháng 4/2013, với mục đích:

1. Lập bảng I/O năm 2012 theo 3 loại giá: Giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng với kích cỡ 164×164 ngành sản phẩm;

2. Trên cơ sở bảng I/O đã lập, phân tích, đánh giá kết quả sản xuất chi tiết theo 164 ngành sản phẩm; đánh giá sự thay đổi về cung và cầu, cấu trúc đầu ra, cấu trúc chi phí, cấu trúc tổng cầu, kết cấu nhu cầu cuối cùng trong nước và những ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nhu cầu cuối cùng đến tổng giá trị tăng thêm…

Phạm vi điều tra bao gồm:

1. Thu thập thông tin tổng hợp từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ các Vụ Thống kê chuyên ngành thuộc Tổng cục Thống kê và 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

2. Điều tra chọn mẫu ở 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã (cỡ mẫu 14.704 đơn vị); các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và đơn vị sự nghiệp (cỡ mẫu 3.000 đơn vị); các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (cỡ mẫu 8245 cơ sở); hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (cỡ mẫu 5.846 hộ); và hộ (tiêu dùng) dân cư (cỡ mẫu 4.308 hộ).

Nội dung điều tra bao gồm:

1. Thông tin về thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN); thuế sản xuất, trợ cấp sản xuất; xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ…

2. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2012 chi tiết theo 164 ngành sản phẩm;

3. Chi TDCC của các hộ dân cư theo 164 ngành sản phẩm;

4. Tích lũy tài sản theo ngành sản phẩm;

5. Chi phí sản xuất phân theo từng loại vật tư, dịch vụ…

6. Thu nhập của người lao động.

…….

Có 6 loại phiếu điều tra đó là:

1. Phiếu thu thập thông tin về giá trị sản xuất phân theo ngành và thành phần kinh tế năm 2012;

2. Phiếu thu thập thông tin về kết quả và chi phí hoạt động SXKD năm 2012 của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ tổ chức tín dụng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp);

3. Phiếu thu thập thông tin về chi phí hoạt động năm 2012 của các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp;

4. Phiếu thu thập thông tin về chi phí hoạt động năm 2012 của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

5. Phiếu thu thập thông tin về tổng thu và chi phí sản xuất kinh doanh chính năm 2012 của các cơ sở/hộ sản xuất kinh doanh cá thể;

6. Phiếu thu thập thông tin chi tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư năm 2012.

Trong điều tra, Tổng cục Thống kê đã sử dụng các bảng phân loại, danh mục sau:

1. Bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007;

2. Bảng Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam năm 2010;

3. Bảng danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu;

4. Bảng danh mục thuế suất hàng nhập khẩu;

5. Bảng danh mục thuế suất VAT;

6. Danh mục đơn vị hành chính Việt Nam;

7. Khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định (Ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Dưới đây là một số nguồn thông tin quan trọng đã được thu thập và xử lý trong quá trình lập bảng SUT và I/O năm 2012:

1. Thuế sản xuất và trợ cấp

Thuế sản xuất và trợ cấp được tách riêng thành thuế sản phẩm, thuế sản xuất khác và trợ cấp nhằm tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản và giá sản xuất.

Việc xác định tỷ lệ thuế dựa vào điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành (I/O), thông tin về tổng giá trị thuế sản xuất và trợ cấp sản xuất từ báo cáo thu chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính. Thuế sản phẩm được tách riêng thành thuế nhập khẩu và thuế sản phẩm khác (VAT, tiêu thụ đặc biệt…), sử dụng tỷ lệ thuế nhập khẩu so với giá trị nhập khẩu của từng mặt hàng để phân bổ thuế nhập khẩu cho tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng. Thuế sản phẩm khác được tách thành VAT được khấu trừ và không được khấu trừ, phần không khấu trừ chủ yếu là do khu vực cá thể nên sử dụng tỷ lệ GO cá thể so với tổng số GO để phân bổ, phần thuế này được phân bổ cho cả tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng. Phần thuế VAT khấu trừ, đánh vào sử dụng cuối cùng nên được phân bổ vào sử dụng cuối cùng (trừ tích lũy tài sản lưu động, phần này chưa bị đánh thuế).

2. Phí thương mại và vận tải

Tỷ lệ phí thương mại và vận tải của từng sản phẩm được tính toán từ điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành (IO), phí vận tải được chi tiết theo 4 ngành đường vận tải: Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt; Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, Dịch vụ vận tải đường ống; Dịch vụ vận tải hàng hoá đường thủy; Dịch vụ vận tải hàng hoá hàng không. Các loại phí thương mại và vận tải được phân bổ cho tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng theo tỷ lệ các loại phí so với giá trị sản xuất.

3. FISIM và phân bổ FISIM

Giá trị sản xuất của hoạt động ngân hàng bao gồm: dịch vụ thẳng và dịch vụ ngầm (FISIM), FISIM được phân bổ dựa trên tỷ lệ trả lãi tiền vay ngân hàng của các ngành kinh tế.

4. Thông tin về TDCC của dân cư trong điều tra khảo sảt mức sống dân cư 2012

Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành (I/O) năm 2012 có thu thập thông tin về tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, đại diện cho cả nước, cho khu vực thành thị và nông thôn và chi tiết theo 164 ngành sản phẩm, do vậy điều tra TDCC của dân cư trong điều tra khảo sát mức sống dân cư năm 2012 chỉ là thông tin nhằm tham chiếu.

III. Một số nhận xét diễn biến kinh tế vĩ mô thông qua các bảng I/O

1. Diễn biến cung và cầu

Bảng 1: Diến biến cung và cầu của các năm 2000, 2007 và năm 2012

Đơn vị tính: Tỷ  đồng, %

Nguồn số liệu: Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê.

Thời kỳ 2000 – 2007, nền kinh tế Việt Nam hướng về xuất, nhập khẩu với tỷ trọng xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tổng cung gia tăng liên tục (xuất khẩu từ 18,78% năm 2000 tăng lên 20,73% năm 2007; nhập khẩu từ 19,62% năm 2000 tăng lên 24,69% năm 2007), đến năm 2012 tỷ trọng này đối với xuất khẩu tiếp tục tăng lên 22,44%, song đối với nhập khẩu giảm xuống còn 20,88%. Cùng với tiêu dùng trung gian (tỷ trọng tiêu dùng trung gian trong tổng cung đến năm 2012 tăng 7,3 điểm phần trăm so với năm 2000, từ 43,56% năm 2000 lên 50,81% năm 2012) xuất khẩu đã kích thích nhập khẩu tăng (tính theo giá so sánh 2010, nhập khẩu năm 2000 tăng 10,01% so với năm 1999, đến năm 2007 tăng lên 27,63%; song năm 2012 so với năm 2011 mức tăng chững lại, chỉ còn 9,10%). Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất (trong đó cho cả sản xuất hàng nhập khẩu) có nguồn gốc từ nước ngoài rất lớn, vì vậy càng đẩy mạnh xuất khẩu, càng phải tăng cường nhập khẩu, càng gia tăng mức độ phụ thuộc vào thị trường và giá cả của bên ngoài. Chính sách phát triển kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu, ưu đãi tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, ưu đãi về thuế đối với hàng xuất khẩu,…) đã lấn át, chi phối “chiến lược phát triển thị trường nội địa” làm cho người sản xuất (các doanh nghiệp) không quan tâm đến thị trường trong nước, đến nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài từ năm 2000 đến năm 2007, song đến năm 2012 bắt đầu có xuất siêu. Có thể nói “hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu của ta trong thời gian này không những không được cải thiện mà còn giảm sút trầm trọng” (xem bài tham luận về “ Một số phân tích ảnh hưởng của nhân tố cầu trong nước đến sản lượng, giá trị tăng thêm và nhập khẩu”).

Tỷ trọng tích lũy tài sản (TLTS) trong tổng cung của các năm 2000 và 2007 vào  khoảng 10,5 – 11,5%, riêng năm 2012 do sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn (tăng trưởng GDP năm 2012 là 5,25% là năm có mức tăng thấp nhất kể từ năm 2000) nên tỷ trọng TLTS trong tổng cầu chỉ còn khoảng 7,6%. Tăng trưởng TLTS của các năm 2000, 2007 đều ở mức tăng cao hơn tăng trưởng kinh tế (năm 2000 là 10,1% và năm 2007 tăng 26,8%), riêng năm 2012 chỉ tăng 2,4% thấp hơn mức tăng của GDP (trong khi đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2012 vẫn tăng 15,7%).

Cơ cấu tiêu dùng cuối cùng (TDCC) trong tổng cầu giảm sút mạnh trong các năm 2000, 2007 và năm 2012. Nếu năm 2000 tỷ trọng này là 27,11%, năm 2007 là 21,48% thì đến năm 2012 chỉ còn 19,11%. Tăng trưởng TDCC không ổn định và thường có mức tăng thấp hơn mức tăng của GDP (TDCC của năm 2000 chỉ tăng 0,63%, năm 2007 tăng cao ở mức 9,72%, đến năm 2012 sụt xuống còn 5,07%).

Mô hình tăng trưởng dựa vào vốn, thiên về xuất khẩu đã thu hẹp tổng cầu nội địa     ( tổng cầu nội địa bao gồm TDTG, TDCC và TLTS), tổng cầu nội địa so với tổng cầu năm 2000 là 81,22%, năm 2007 là 79,17%, đến năm 2012 còn 77,56%, (tổng cầu nội địa theo giá so sánh 2010 của năm 2000 tăng 6,8%, năm 2007 tăng 11,9% đến năm 2012 chỉ tăng 5,8%), đã dẫn đến hạn chế tiêu dùng cuối cùng của dân cư, làm mất cân đối giữa sản xuất và tổng cầu nội địa, “bỏ ngỏ” thị trường trong nước, “dành cơ hội” cho hàng hóa nước ngoài tràn vào theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.

1. Cấu trúc đầu ra

Nguồn số liệu: Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê

Cấu trúc đầu ra của bảng I/O của các năm 2012, 2007 và 2000 gộp theo một số ngành lớn cho phép so sánh cấu trúc phân phối đầu ra của các năm 2012, 2007 và 2000. Tỷ trọng cây trồng, gia súc, gia cầm và dịch vụ nông nghiệp các năm 2007, 2012 đều giảm so với năm 2000. Tương tự như vậy tỷ trọng của sản phẩm gỗ tròn và các sản phẩm lâm nghiệp khác; quặng kim loại và khoáng sản phi kim loại; đồ uống và thuốc lá; vải dệt; hàng may mặc và các sản phẩm làm bằng da; các sản phẩm từ gỗ và giấy…đều giảm so với năm 2000. Tỷ trọng các sản phẩm hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất, dầu mỏ, than và các sản phẩm từ than cốc; cao su và các sản phẩm bằng nhựa; máy móc thiết bị đồ dùng và các phụ kiện của chúng; các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo khác… đều tăng; có sản phẩm tăng khá. Năm 2012 tỷ trọng sản phẩm ngành xây dựng giảm sút nghiêm trọng so với năm 2000 và năm 2007, tương tự như vậy là thương mại bán buôn, bán lẻ;  bên cạnh đó các sản phẩm vận tải và viễn thông tăng khá;…

2. Cấu trúc chi phí

Cấu trúc chi phí bao gồm chi phí trung gian và giá trị tăng thêm. Bảng 3 cho phép so sánh cấu trúc đầu vào của một số ngành sản phẩm của năm 2012 so với các năm 2007, 2000. Chi phí trung gian năm 2012 tăng lên đáng kể so với năm 2007 và 2000 (Tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất năm 2000 là 54,2%, năm 2007 là 61,2% và năm 2012 là 64,22%; năm 2012 tăng 18,5 điểm phần trăm so với năm 2000). Trong năm 2000, lượng sản phẩm mà các ngành dùng làm đầu vào trung gian có giá trị là 0,54 nghìn đồng bình quân trên 1000 đồng sản phẩm đầu ra, năm 2007 là 0,61 nghìn đồng và năm 2012 là 0,64 nghìn đồng. Hệ số này tăng ở nhiều ngành sản phẩm như cây trồng, gia súc, gia cầm và dịch vụ nông nghiệp, quặng kim loại và khoáng sản phi kim loại, các sản phẩm từ gỗ và giấy, vận tải và viễn thông,… song lại giảm ở các ngành vải dệt, hàng dệt may và các sản phẩm làm bằng da, điện và nước, xây dựng, thương mại bán buôn và bán lẻ.

Nguồn số liệu: Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê.

4. Cấu trúc tổng cầu

Tổng cầu bao gồm nhu cầu trung gian và nhu cầu cuối cùng (còn gọi là sử dụng cuối cùng). Nhu cầu trung gian là nhu cầu về sản phẩm vật chất và dịch vụ của từng ngành sử dụng trong quá trình sản xuất. Nhu cầu cuối cùng bao gồm TDCC, tổng tích lũy tài sản và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Bảng 4 cho thấy cấu trúc tổng cầu của toàn nền kinh tế với tỷ lệ nhu cầu trung gian của năm 2012 là 51%, cao hơn của năm 2007 là 46% và năm 2000 là 44%, trong khi đó phần còn lại là nhu cầu cuối cùng của năm 2012 là 49%, năm 2007 là 54% và năm 2000 là 56%. Với cách tiếp cận như vậy, hoàn toàn có thể quan sát được những thay đổi về cấu trúc tổng cầu theo sản phẩm của năm 2012 so với các năm 2007 và 2000 như sau: tăng về nhu cầu trung gian và giảm về nhu cầu cuối cùng ở cây trồng, gia súc, gia cầm và dịch vụ nông nghiệp; cá và các sản phẩm từ biển khác, quặng kim loại và khoáng phi kim loại,… giảm về nhu cầu trung gian; tăng về nhu cầu cuối cùng ở đồ uống và thuốc lá, các sản phẩm từ gỗ và giấy;…

Nguồn số liệu: Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê.

5. Kết cấu nhu cầu cuối cùng trong nước

Bảng 5 dưới đây mô tả kết cấu nhu cầu cuối cùng trong nước theo từng loại nhu cầu cuối cùng. Tiêu dùng cuối cùng về sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nước giảm dần, nếu năm 2000 chiếm 48,08% trong tổng cầu, năm 2007 là 39,89% thì đến năm 2012 chỉ chiếm 38,86%, trong khi đó tỷ trọng về nhu cầu xuất khẩu của năm 2012 tăng mạnh, với hơn 12 điểm phần trăm so với năm 2000, cụ thể là năm 2000 chiếm 33,28%, năm 2007 chiếm 38,68% và năm 2012 chiếm 45,61%. Loại nhu cầu về tích lũy tài sản diễn biến không ổn định, nếu năm 2000 chiếm 18,68%, năm 2007 tăng lên 21,43% thì đến năm 2012 chỉ chiếm 15,53%. Diễn biến này phù hợp với những nhận xét trong mục “Diễn biến cung và cầu”.

Khu vực

2012

2007

2000

Tiêu dùng cuối cùng

38,86

39,89

48,04

Tổng tích lũy tài sản

15,53

21,43

18,68

Xuất khẩu

45,61

38,68

33,28

Tổng số

100.00

100.00

100.00

Nguồn số liệu: Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê.

Những phát hiện chính trên cơ sở so sánh bảng I/O năm 2012 so với các bảng I/O năm 2007 và năm 2000 còn cho thấy các ngành có mối liên quan chặt chẽ với nhau, một số ngành phụ thuộc nhiều vào các ngành khác trong khi đó một số ngành khác chỉ phụ thuộc vào một số ít hơn ngành còn lại, dẫn đến sự thay đổi một số ngành sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế hơn các ngành khác. Các phân tích I/O còn dựa trên các liên kết ngược ( backward linkages) và liên kết xuôi (forward linkages), các liên kết này là các công cụ đo lường mối liên hệ của một số ngành với các ngành khác , với vai trò một ngành sử dụng đầu vào hay ngành cung cấp đầu vào (xem các bài tham luận của chuyên gia kinh tế Bùi Trinh và Nguyễn Phương Thảo trình bày trong hội thảo).

Ứng dụng của bảng I/O rất đa dạng trong phân tích, dự báo kinh tế, trong xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách kinh tế, trong đó cần kể đến phân tích ảnh hưởng của nhu cầu cuối cùng đến sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Nhu cầu tăng lên một sản phẩm của một ngành nào đó, đòi hỏi ngành đó phải sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, kéo theo đó là sự gia tăng chi phí đầu vào để sản xuất, kết quả là nhu cầu tăng lên dẫn tới sản lượng sản xuất tăng lên và thu nhập của các ngành liên quan theo đó cũng gia tăng. Ứng dụng của phân tích I/O còn thể hiện ở nhận biết ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nhu cầu cuối cùng tới tổng giá trị tăng thêm, ở dự báo về tăng giá điện, xăng dầu, về tái cấu trúc các ngành kinh tế, về phân tích kinh tế và môi trường, về phân tích kinh tế liên vùng;…

Trên đây là khái quát về bảng I/O đã lập cho năm 2012 và một số nhận xét, gợi ý  về các ứng dụng của nó trong công tác phân tích kinh tế, dự báo, xây dựng và hoạch định kinh tế vĩ mô.