Làm thế nào để nghiên cứu tốt hơn?

Để nghiên cứu tốt cần phải làm gì? Thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu sẽ giúp bạn nghiên cứu tốt hơn. Trong nghiên cứu, chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình. Kinh nghiệm cũng cho thấy một số nhà khoa học chấp nhận họ đã phạm rất nhiều sai lầm trong quá khứ. Những sai lầm này giúp họ tiến bộ và hiểu thêm về nghiên cứu của họ. Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn nghiên cứu tốt hơn.

Suy nghĩ trước khi hành động

Suy nghĩ thật kỹ trước khi rút ra câu hỏi nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu cuối cùng. Bạn cũng nên tự hỏi bản thân nhiều câu hỏi để kiểm tra việc liệu câu hỏi nghiên cứu của bạn đã thực sự phù hợp chưa. Dành nhiều thời gian và đừng vội vàng trong việc quyết định về chủ đề nghiên cứu cuối cùng. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi thực hiện nghiên cứu sau này. Một khi  đã chắc chắn về câu hỏi nghiên cứu của mình, bạn có thể tiếp tục thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, đối với một nhà nghiên cứu mới, điều này đặc biệt quan trọng vì bạn có thể bị sa đà việc nghiên cứu về một chủ đề không có ý nghĩa hoặc đã được thực hiện. Nhưng nếu bạn để ý, những chủ đề đó sẽ không thể nghiên cứu thành công như bạn nghĩ.

Tính cụ thể

Điều này cũng rất quan trọng khi bạn hình thành một câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Nghiên cứu cần có thời gian và có thể cần rất nhiều nguồn lực khác. Vì vậy, tốt hơn hết, hãy suy nghĩ về tất cả các tài nguyên mà bạn cần có để thực hiện nghiên cứu này. Một câu hỏi nghiên cứu nói chung yêu cầu bạn phải nhìn nhận theo rất nhiều khía cạnh làm bạn dễ bị mất tầm nhìn và định hướng. Cũng như việc bạn sẽ cần rất nhiều thời gian và các tài nguyên khác, nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn rối tung lên. Câu hỏi/vấn đề và giả thuyết nghiên cứu là nội dung quan trọng nhất trong bài viết của bạn. Một số nhà nghiên cứu mới không hiểu tầm quan trọng của điều này. Bạn có thể chọn chủ đề có phạm vi rộng, nhưng để nghiên cứu chủ đề đó, bạn cần làm việc theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có nhà nghiên cứu thiên tài mới có thể giải quyết chủ đề như vậy. Mặt khác, nếu bạn không thành công, kết quả sẽ không mang lại lợi ích. Các chủ đề nghiên cứu cụ thể sẽ dễ dàng đào sâu và mang lại cái nhìn sâu sắc tuyệt vời.

Đánh giá, xem xét và đánh giá

Trong mỗi bước nghiên cứu, bạn nên đọc và tham khảo nhiều tài liệu liên quan. Đặc biệt, trước khi bắt đầu nghiên cứu, bạn hãy đọc thật nhiều tài liệu liên quan để làm quen với chủ đề của mình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu loại nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện về chủ đề này. Ngoài ra, nó sẽ giúp bạn biết những kẽ hở trong kiến ​​thức và xác định hướng nghiên cứu để đưa vào chủ đề của mình. Cuối cùng, bạn có thể hiểu các yêu cầu và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu. Đồng thời bạn sẽ phát triển một chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa đối với xã hội theo cách này hay cách khác.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bất cứ khi nào bạn bị mắc kẹt hoặc không chắc chắn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia. Điều này thực sự quan trọng, vì nếu không, trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, rất có thể bạn sẽ mắc phải sai lầm không thể sửa chữa. Cố vấn nghiên cứu, người hướng dẫn, các nhà thống kê, giáo viên của bạn, vv.. là những tài nguyên của bạn mà bạn nên học hỏi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không chắc mình có đang đi đúng hướng hay không hoặc việc nghiên cứu gặp bế tắc thì đây là lúc cần tìm kiếm sự giúp đỡ. Tốt hơn hết, bạn không nên chuyển sang bước tiếp theo của nghiên cứu khi có bất kỳ nhầm lẫn nào trong tiến trình hiện tại.

Sắp xếp mọi thứ

Bạn cần phải thực hiện dự án nghiên cứu một cách có tổ chức. Ví dụ: không chuyển sang bước khác cho đến khi bạn hoàn thành bước trước. Tạo một bố cục hoặc kế hoạch về cách bạn muốn thực hiện nghiên cứu. Nhưng vẫn phải linh hoạt với kế hoạch của bạn, chẳng hạn có một số nội dung nghiên cứu cần nhiều thời gian hơn hoặc một số nội dung có thể phải được ưu tiên thực hiện. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể thực hiện nghiên cứu mà không có một kế hoạch phù hợp, chắc chắn bạn cần một kế hoạch tốt. Bạn cũng cần phải thực hiện kế hoạch này một cách có tổ chức, nhưng hãy tự chuẩn bị cho bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch của bạn tùy theo tình hình cụ thể.

Viết và ghi chép

Viết và ghi chép lại từng thông tin từ các thí nghiệm nghiên cứu, các quan sát, sự suy nghĩ, đánh giá tài liệu của bạn trong quá trình nghiên cứu, v.v … Giữ chúng an toàn bằng ghi chép trực tuyến hoặc bằng sổ ghi chép, bất cứ cách nào phù hợp với bạn. Nếu bạn thích ghi chép trực tuyến, hãy tạo ít nhất một bản sao để bạn không bị mất. Viết tất cả các đánh giá của bạn về tài liệu tham khảo để bạn có thể dễ dàng viết chúng trong nghiên cứu của bạn sau này.

Cuối cùng

Nghiên cứu là học hỏi không ngừng và mỗi khi bạn thực hiện một nghiên cứu, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Có thể có những vấn đề mà bạn chưa bao giờ phải đối mặt trước đây mà bạn phải giải quyết và học một cái gì đó mới. Bạn không nên sợ những rào cản này hơn là việc những chúng sẽ giúp bạn nghiên cứu tốt hơn.

Minh Ánh (dịch)

Nguồn: http://researcharticles.com/index.php/how-better-research/