Hội nghị Nhóm Chuyên gia về Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở sử dụng sổ đăng ký dân số

“Hội nghị Nhóm Chuyên gia về Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở sử dụng sổ đăng ký dân số1” gồm: đại diện của cơ quan chuyên môn thuộc Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Kinh tế Châu Âu  phối hợp với Cơ quan Thống kê Cộng đồng Châu Âu (Eurostat) và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA)  tổ chức từ ngày 22-23 tháng 5 năm 2012. tại Geneva, Thụy Sỹ. Mục đích chính của cuộc hội nghị là để thảo luận về những bài học đầu tiên rút ra  từ vòng tổng điều tra năm 2010 được tiến hành với việc sử dụng sổ đăng ký dân số và các nguồn dữ liệu hành chính  hoặc kết hợp với các nguồn dữ liệu khác. Ngoài ra, qua đây cũng nâng cao kiến thức cho các chuyên gia điều tra sử dụng tốt sổ đang ký và nguồn dữ liệu hành chính cho các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở.

Các đối tượng hội nghị lần này  gồm các nhà quản lý và các chuyên gia đảm  nhiệm  công việc lập kế hoạch và quản lý điều tra trong các cơ quan thống kê quốc gia và quốc tế đại diện cho tất cả các nước thành viên Ủy ban Kinh tế châu Âu (UNECE), tất cả các nước thành viên khác của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức liên chínhiphủ khác và các đại diện của cơ quan chuyên môn thuộc LHQ.
Nội dung Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề như:

– Kinh nghiệm sử dụng sổ đăng ký trong tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Chúng ta có nên sử dụng sổ đăng ký dân số cho  tổng điều tra dân số và nhà ở không?;

– Phương pháp để đánh giá độ thích hợp của dữ liệu sổ đăng ký;

– Thảo luận và xem xét  điều kiện sẵn có, tính đầy đủ và chất lượng của dữ liệu trong sổ đăng ký và các nguồn khác;

– Phương pháp ước lượng các thông tin thiếu trong sổ đăng ký.

Sau đây là những nội dung chính đã được thảo luận ở kỳ họp này:

1. Kinh nghiệm với việc sử dụng sổ đăng ký trong các cuộc tổng điều tra

Qua vòng Tổng điều tra dân số và nhà ở vừa qua cho thấy một động thái  theo hướng là các sản phẩm điều tra được tạo ra từ các sổ đăng ký  hoặc các nguồn dữ liệu hành chính khác. Dữ liệu này được dùng để so sánh, bổ sung  hoặc thay thế một số, hoặc hoàn toàn dữ liệu thu thập được trước đó qua điều tra dựa vào bảng hỏi. Hiện nay, nhiều quốc gia, đặc biệt ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã có những hệ thống sản xuất số liệu dựa vào sổ đăng ký dân số và được xác định là tốt. Một câu hỏi đặt ra là  liệu chúng ta có nên sử dụng dữ liệu của sổ đăng ký dân số cho các cuộc tổng điều tra dân số không?.

Khi xem xét hướng sử dụng dữ liệu đăng ký hoặc các nguồn dữ liệu hành chính khác cho các mục đích điều tra, chúng ta thấy nảy sinh nhiều vấn đề đối với các nhà thống kê như: Dữ liệu của sổ đang ký có đủ chất lượng?; Dữ liệu của sổ đăng ký có bị cô lập?;  Những biến số nhận dạng nào được sử dụng trong đó?; Phạm vi bao quát có đảm bảo?; Các định nghĩa các biến liệu có phù hợp với những yêu cầu thông kê?; Có trở ngại về mặt pháp lý và văn hóa?; Dữ liệu dựa vào sổ đăng ký có thực sự đáp ứng nhu cầu người dử dụng?.

Tại phiên họp này, các đại biểu đã đưa ra những dẫn chứng về công việc xử lý các quy trình đó ở các cơ quan thông kê. Thống kê Hà Lan báo cáo về “ Phương pháp so sánh của các quốc gia có sử dụng một phần thông tin khác nhau của sổ đăng ký trong điều tra” (Comparing approaches of different partly register-based countries -Netherlands); Thống kê Tây Ban Nha  báo cáo về  “Phương pháp  tiếp cận chung để sử dụng sổ đăng ký  trong Tổng điều tra Dân số Tây Ban Nha” (A general approach to use of registers in the Spainsh Census); Thống kê Estonia báo cáo về việc “ Sử dụng sổ đăng ký để cải thiên chất lượng số liệu tổng điều tra và quy mô dân số- trường hợp của Estonia (Using registers for improving the quality of census data and estimated population size: Estonian example), v. v.

2..Phương pháp để đánh giá độ thích hợp của dữ liệu sổ đăng ký

Ở các cuộc Tổng điều tra dân số có thể sử dụng một số sổ đang ký, nhưng trên thực tế ở nhiều trường hợp vẫn không có sự thống nhất về chủng loại, nội dung thông tin, phạm vi bao quát, độ chính xác và các yếu tố khác. Do vậy khi sử dụng sổ đăng ký dân số trong các cuộc tổng điều tra cần có những phương đánh giá khác nhau về độ thích hợp của dữ liệu sổ đăng ký. Những khía cạnh quan trọng khi thiết lập các cuộc tổng điều tra dựa vào sổ đăng ký là truy cập thuận lợi đến các sổ đăng ký, và nhận ra được những sổ đăng ký thích hợp nhất để dùng làm nguồn dữ liệu chính. Cần phải được triển khai các thủ tục trước để đối phó với trường hợp không thống nhất giữa các dữ liệu về cùng một cá thể trong các  sổ đăng ký khác nhau. Các thủ tục này có thể gồm cả các thuật toán mà trong đó các mức độ ưu tiên khác nhau có thể được xác định cho các sổ đăng ký khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng, tính phù hợp của chúng hoặc các yếu tố khác. Trong phiên họp này, một số quốc gia được dự kiến ​​đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về các phương pháp đánh giá độ thích hợp của dữ liệu hồ sơ. Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh có báo cáo “Tương lai nào cho số liệu  thống kê dân số sau năm 2011 (Beyond 2011-The future of population statistics? -United Kingdom). Thống kê Canada  báo cáo về việc  “xem xét lại trong khâu chuẩn bị cho tổng điều tra dân số của Canada 2016 (The canadian census of population: A review in preparation for 2016).

3. Điều kiện sẵn có, tính đầy đủ và chất lượng của dữ liệu trong các sổ đăng ký và các nguồn khác.

Với số lượng ngày càng tăng các nước sử dụng sổ đăng ký cho các cuộc tổng điều tra dân số của mình. Chất lượng đầu ra của các điều tra do đó đã trở nên phụ thuộc vào chất lượng các dữ liệu đăng ký được sử dụng. Thứ nhất, cần phải đưa ra quyết định  những dữ liệu đăng ký nào được sử dụng cho cuộc Tổng điều tra. Những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định sử dụng sổ đăng ký, đó là đã có sẵn, có đầy đủ và chất lượng của các bản đăng ký. Thứ hai, chất lượng của các bản đăng ký sử dụng có ảnh hưởng đến chất lượng kết quả điều tra không. Trong phiên họp này, nhiều nước đã tham gia thảo luận và có những báo cáo đánh giá về điều kiện sẵn có, tính đầy đủ và chất lượng của sổ đăng ký và các nguồn khác được sử dụng trong tổng điều tra. Về vấn đề này, Thống kê Hà Lan có bài báo cáo về “ Chất lượng sổ đăng ký sử dụng cho tổng điều tra dân số Hà Lan “ (Quality of registers used for the Dutch census); Thống kê Italy  báo cáo về  “Những thách thức và  dẫn chứng sơ bộ khi sử dụng hồ sơ đăng ký dân số trong tổng điều tra dân số lần thứ 15 của Italy:” (The use of population registers in the 15th Italian census: challenges and preliminary evidence); “Tổng điều tra Dân số  năm 2011 dựa trên sổ đăng ký tại Slovenia – một số khía cạnh chất lượng” của Thống kê Slovenia (Register-based census 2011 in Slovenia – some quality aspects (Slovenia); Thống kê Phần Lan báo cáo về việc “Sử dụng số liệu điều tra (LFS) để đánh giá chất lượng tổng điều tra dân số dựa vào sổ đăng ký ở Phần Lan” (Use of Survey data (LFS) to evaluate the quality of register-based census in Finland ); Sổ đăng ký dân số ở Đức – nguồn dữ liệu chính trong Tổng điều tra dân số năm 2011 (The population registers in Germany – the main data source in the 2011 Census) của Thống kê Đức; và “Đánh giá chất lượng của dữ liệu Tổng điều tra dân số dựa vào sổ đăng ký tại Cộng hòa Áo (Quality assessment of register-based census data in Austria) của Thống kê Áo.

4. Phương pháp ước lượng các thông tin thiếu trong hồ sơ đăng ký

Một số nước Châu Âu đã tiến hành cuộc điều tra được coi là  điều tra dựa hoàn toàn vào các sổ đăng ký trong năm 2011. Điều này có nghĩa là tất cả các thông tin điều tra đến từ các sổ sách đăng ký. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể liên kết các sổ  đăng ký khác nhau đó lại với nhau và làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn giữa các sổ đăng ký. Một khía cạnh quan trọng khác là chúng ta phải làm gì khi thiếu thông tin trong các sổ đăng ký. Khi thông tin thiếu  về các biến nào đó trong tương đối ít trường hợp,  thì chọn cách quy lỗi và thay thế các giá trị đó. Tuy nhiên, nếu thông tin thiếu hoặc các biến thiếu hoàn toàn đối với nhiều trường hợp  thì phương pháp tiếp cận này không phù hợp. Trong những trường hợp này, có thể sử dụng các ước lượng từ các cuộc điều tra mẫu. Trong điều kiện như vậy chúng ta triển khai điều tra dựa vào một phần sổ đăng ký. Tại phiên họp này, các nước sử dụng một phần sổ đăng ký trong điều tra sẽ chia sẻ kinh nghiệm  đối phó với việc thiếu thông tin trong sổ đăng ký và giới thiệu các phương pháp ước lượng thông tin thiếu trong hồ sơ đăng ký. Ở nội dung này Thống kê Hà Lan báo cáo về “Phương pháp sử dụng  để ước tính các bảng biểu tổng điều tra dân số dựa trên thông tin không đầy đủ”.

(Methodology used for estimating Census tables based on incomplete information -Netherlands)

Nguồn: http://www.unece.org/stats/documents/2012.05.census1.html, TMH


[1] Sổ đăng ký dân số là hệ thống đăng ký liên tục, duy trì ở nhiều quốc gia. Sổ đăng ký là hồ sơ dữ liệu về nhân khẩu học của cá nhân. Các cuộc điều tra thường sử dụng nó để thu thập dữ liệu chi tiết về một chủ đề cụ thể từ một mẫu hoặc một tập hợp con của dân số.