Nếu bạn trả tiền cho người trả lời cuộc điều tra thống kê, bạn có thể nhận được một câu trả lời khác- Chia sẻ của Markus Goldstein

Khi tôi thực hiện nghiên cứu thực địa, tôi và giáo sư đã làm việc để có một số lượng cần thiết các cuộc đối thoại về “trả thù lao” cho người cung cấp thông tin trong cuộc khảo sát trực tuyến của chúng tôi. Chúng tôi đã dành một khoảng thời gian hợp lý cho họ và dường như điều đó không chỉ đúng mà còn là cách để giúp tăng sự tin tưởng giữa các điều tra viên và người trả lời.

Chủ đề này được trình bày chi tiết hơn trong một bài báo mới của nhóm nghiên cứu gồm Guy Stecklov, Alexander Weinreb và Gero Carletto (gọi tắt là nhóm Stecklov). Nhóm Stecklov đưa ra một số lý do tại sao bạn sẽ muốn trả thù lao (hay tặng quà) cho người trả lời. Đầu tiên, nó có thể làm giảm tình huống không trả lời. Ngay lúc đó, bạn đưa ra lời cảm ơn thì một số người có nhiều khả năng nói “có” dành một giờ cho bạn. Thật vậy, đó là động tác mà gần như ở hầu hết tất cả các nước phát triển hơn đều thực hiện. Và thứ hai, nó có thể tạo ra các câu trả lời chất lượng tốt hơn. Nhóm Stecklov diễn đạt một cách tao nhã rằng “bằng cách tạo khích lệ, người phỏng vấn cố gắng để đủ điều kiện như một người xứng đáng nhận được thông tin kín đáo, thường là giấu đối với những người lạ mặt”.

Nhưng Nhóm Stecklov cũng cho chúng ta một số luận cứ về lý do tại sao việc trả thù lao có thể đi theo cách khác. Trước hết, kể từ khi điều tra viên đưa cho họ một món quà, người trả lời có xu hướng cố gắng tìm ra câu trả lời mà họ nghĩ rằng điều tra viên đang tìm kiếm. Lý do thứ hai, họ dẫn dắt công việc thực tế về sự đối lập giữa động cơ thúc đẩy bên ngoài và động cơ thúc đẩy bên trong và tìm cách để đưa về động cơ thúc đẩy bên ngoài thuộc về tài chính, điều này có thể làm giảm độ chính xác/ảnh hưởng đến một phần câu trả lời (theo mạch này, điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các cuộc điều tra quốc gia không trả thù lao cho người trả lời, và logic của họ là trả lời và trả lời chính xác là nghĩa vụ cơ bản của công dân). Tác động của động cơ bên ngoài này có thể diễn ra trong bối cảnh ở các nước phát triển, nơi mà các điều tra viên thường có trình độ học vấn cao hơn và có thể đại diện cho một dự án (hoặc chính phủ) với một số lợi ích tiềm tàng cho người trả lời trong tương lai.

Có lẽ không rõ ràng để nhận định rằng liệu động cơ thúc đẩy là một ý tưởng tốt hay không, mặc dù có một số tài liệu nói trả thù lao làm tăng tỷ lệ trả lời và (có thể) chất lượng dữ liệu tốt ở các nước phát triển và cả ở các nước kém phát triển. Ví dụ tỷ lệ phản hồi của cuộc Khảo sát nhân khẩu học và sức khoẻ khá cao, thường chiếm khoảng 95%.

Hãy xem các bằng chứng để nói lên điều gì? Nhóm Stecklov đã tiến hành cuộc thử nghiệm tại Ấn Độ, đặc biệt là hai trung tâm đô thị ở Karnataka. Cuộc điều tra mà họ sử dụng để kiểm tra tác động của động lực bên ngoài được thực hiện cho 2.333 hộ gia đình như là một phần của một dự án về ghi chép tài sản đô thị (chỉ có chủ nhà, vì vậy đây không phải là những người nghèo nhất). Họ ấn định ngẫu nhiên nhà được trả thủ lao khi trả lời phỏng vấn (5 đô la, gần bằng một ngày lương cho công việc thủ công) hay không. Thù lao được thông báo vào đầu cuộc phỏng vấn, nhưng không đưa ra con số cụ thể cho đến khi cuộc phỏng vấn hoàn thành.

Họ đã thấy những gì? Tỷ lệ trả lời trong nhóm được trả thù lao là 99,9%. Ngược lại, trong nhóm không được trả thù lao tỷ lệ trả lời là 96 %. Kết quả này được thực hiện ở một trong hai thành phố – Ở thành phố còn lại, tỷ lệ trả lời bằng nhau (và cực kỳ cao).

Điều thực sự thú vị sau đó, nhóm Stecklov xem xét những món quà có thể tạo ra hệ thống các câu trả lời như thế nào ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đầu tiên, họ nhìn vào là nhân khẩu học và đặc điểm xã hội. Không có sự khác biệt đáng kể ở đây, bao gồm cả việc người trả lời biết về trả thù lao từ khi chuẩn bị phỏng vấn.

Thứ hai, với những câu hỏi về thái độ chính trị, các câu hỏi bao gồm các chủ đề như “Cách dễ dàng để giữ cho các quan chức mới được bầu có trách nhiệm với các nhiệm vụ mà họ phải thực hiện?”, trả lời theo thang điểm từ 1 đến 5. Trong trường hợp này, trả thù lao không ảnh hưởng đến mức độ cực của người trả lời ít hay nhiều, nhưng nó đã đẩy họ đến cực đoan hơn trong câu trả lời của họ (ví dụ như trả lời lâu hơn 1 giây so với quy định chỉ 3 giây). Nhóm nghiên cứu suy nghĩ rằng trả thù lao khuyến khích mọi người nói nhiều hơn về cảm giác thực sự của họ thay vì đưa ra câu trả lời trung bình dễ dàng. Kết quả phát hiện được chứng tỏ thù lao không dẫn đến bất kỳ sự khác biệt đáng kể trong câu trả lời.

Thứ ba, nhóm Stecklov xem xét vào thái độ của người trả lời đối với dự án – cả hiểu biết và mong đợi của họ về những gì dự án sẽ làm cho họ. Ở đây chúng ta có thể thực sự mong muốn một số yêu cầu để các điều tra viên có thể nhìn xuyên suốt. Nhưng không, không có dấu hiệu của điều này – trả thù lao không thay đổi câu trả lời về hiểu biết về dự án hoặc kỳ vọng.

Cuối cùng, nhóm Stecklov nhìn vào chỉ tiêu thu nhập, tiêu dùng và tài sản. Thật sự bất ngờ, thông tin này thấy rõ sự khác biệt. Folks nhận được báo cáo từ những người được trả thù lao khai thu nhập hàng tháng của họ thấp hơn 11,6%. Họ cũng báo cáo mức chi tiêu thấp hơn đáng kể, thấp hơn 12%  mức chi tiêu xa xỉ đã được báo cáo. Và nhóm trả thù lao cũng báo cáo ít hơn 15% tài sản họ có. Nhóm Stecklov quan sát một cách cẩn thận các tài sản có thể quan sát rõ ràng (vật liệu nhà ở, nhà vệ sinh, và nước máy) và rất thú vị để thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm được trả thù lao và không. Vì vậy, có thể, trong khía cạnh những điều mà điều tra viên có thể nhìn thấy, những người được trả thù lao không trả lời sai. Nhưng trong tất cả các khía cạnh khác của sự giàu có, có vẻ như nhóm được trả thù lao đang cố gắng xuất hiện nghèo hơn với điều tra viên.

Vì vậy, kết luận cuối cùng của nhóm nghiên cứu “dường như là trả thù lao không tạo ra sự thôi thúc những người được hỏi để làm cho họ cảm thấy tự tin với dự án, giúp chúng tôi có những quan điểm chính trị cực đoan hơn và tạo ra bằng chứng nghiêm túc để nhìn mọi thứ nghèo hơn”.

Đây là một kết quả thực sự thú vị và thách thức. Vì vậy, những gì tiếp theo? Nhóm Stecklov gợi ý một số các thử nghiệm khác sẽ được thực hiện và tôi sẽ tạo ra các cặp thử nghiệm. Thứ nhất, chúng tôi có thể thay đổi số tiền – bao nhiêu để tạo động lực cho một sự khác biệt? Thứ hai, tôi thường làm quà tặng bằng hiện vật chứ không phải là tiền mặt – vậy đưa tiền hay là quà tặng đây?. Thứ ba, điều quan trọng là khi nào trong cuộc phỏng vấn bạn thông báo thù lao – ngay từ đầu hoặc cuối? Thứ tư, cách để chi trả trong cuộc điều tra trực tuyến và các cuộc điều tra một lần như thế nào? Thứ năm, nhiều cuộc khảo sát tôi đã tham gia để nhận được một giải thưởng xổ số (tôi không bao giờ giành chiến thắng!). Điều đó tạo ra một mô hình khác hơn là một khoản thanh toán biết trước?

————-

Markus Goldstein là một nhà kinh tế học phát triển có kinh nghiệm làm việc ở vùng Tiểu Sahara Châu Phi, Đông Á và Nam Á. Ông hiện là nhà lãnh đạo thực hành Giới ở Châu Phi và là một nhà kinh tế trưởng trong nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Nghiên cứu hiện tại của ông tập trung vào các vấn đề giới và hoạt động kinh tế, tập trung vào nông nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ. Ông hiện đang tham gia vào một số cuộc đánh giá tác động đối với các chủ đề này trên khắp Châu Phi. Markus đã giảng dạy tại Trường Kinh tế London, Đại học Ghana, Legon và Đại học Georgetown. Ông có bằng tiến sĩ của Đại học California, Berkeley.

Vân Anh (lược dịch)

Nguồn: https: http://blogs.worldbank.org/impactevaluations/if-you-pay-your-survey-respondents-you-just-might-get-different-answer