Nobel kinh tế năm 2013 với toán học và thống kê toán học

Như ta đã biết, giải Nobel kinh tế 2013 đã thuộc về 3 người Mỹ : Eugene Francis Farma (74 tuổi, giáo sư về Tài chính tại ĐH Chicago), Lars Peter Hansen (60 tuổi, giáo sư Kinh tế ĐH Chicago) và Robert James Shiller (67tuổi, giáo sư Kinh tế ĐH Yale). Có hai điều cần nói ngay: Một là với Fama và Hansen, ĐH Chicago đã có 12 người đoạt giải Nobel, là số người đoạt giải nhiều nhất nước Mỹ (và có lẽ nhiều nhất trong các đai học trên toàn thế giới), đứng thứ hai toàn nước Mỹ là ĐH Havard với 6 người đoạt giải; Hai là công trình được giải của 3 vị này đều liên quan chặt chẽ đến Toán học và Thống kê toán học.Cống hiến của các ông là đã đưa ra đựoc những phương pháp hiện đại định giá tài sản có ứng dụng to lớn trong kinh tế, tài chính. Cần nói thêm rằng tài sản (asset) ở đây phải được hiểu là tài sản tài chính (financial asset): kể cả lúa gạo, than đá, dầu mỏ, khí đốt…tất cả đều được buôn bán thông qua các hợp đồng tài chính, tức là những giấy tờ có mệnh giá, đối tượng của thị trường tài chính.

  • Trước tiên, hãy nói về E.Fama. Ông này được xem như cha đẻ của Lý thuyết Thị trường hiu qu, (đúng ra là lý thuyết về Giả thuyết thị trường hiu quả Efficient Market Hypothesis-EMH). Hai nguyên lý cơ bản của giả thuyết này là :

1/ Trong một thị trường hiệu quả, mỗi thành viên tham gia thị trường đều được tiếp cận ngang nhau mọi thông tin về thị trường, nói gọn là “ai cũng biết hết mi thông tin về thị trường”.

2/ Mọi biến động trên thị trường phải được phản ánh tức khắc vảo giá cả hàng hóa trên thị trường.

Thí dụ, thị trường bất động sản ở Việt Nam không phải là thị trường hiệu quả: quy hoạch đất đai thường bị dấu kín, những quan chức chia chác các vùng đất béo bở rồi mới hé lộ cho dân chúng biết. Điều này vi phạm giả thuyết thứ 1 về thị trường hiệu quả. Công cụ toán học chính của lý thuyết này là: xác suất có điều kiện, lý thuyết martingale, đó là những nội dung quan trọng của lý thuyết xác suất.

Ở Việt Nam, từ lâu đã có những người nghiên cứu về lý thuyết này. Một luận án Tiến sĩ đã được bảo vệ, nhiều luận văn Cao học đã được hoàn thành, nhiều báo cáo, bài giảng và seminar về vấn đề này trong Toán Tài chính đã được trình bày. Gần đây một nhóm tác giả đã dựa vào lý thuyết này để chứng minh bằng kiểm định thống kê rằng Việt Nam không có thị trường hiệu quả, mặc dù kết luận đó có thể nhận thức được bằng các phương pháp dự báo expert.

Còn có một giai thoại thú vị về EMH như sau : Eugene Fama và Merton Miller (ông này vốn là thày của Fama) cùng đi dạo trong công viên Hyde Park đông người ở Luân đôn, chợt hai người trông thấy một tờ 20 bảng Anh ở dưới đất. Fama thản nhiên bước qua, Miller liền hỏi:”Sao anh không nhặt nó lên?” Fama trả lời :” Đó là tiền giả”, “Sao anh biết?” Miller hỏi lại. Trả lời :” Nếu là tiền thật thì ắt có người đã nhặt rồi!” Đó là do cái lý sự của EMH : Thông tin “ đồng tiền ấy là giả” bàn dân thiên hạ đều biết hết cả rồi nên không ai thèm lấy đó thôi, mình nhặt lên làm gì!

Cần nói thêm, Merton Howard Miller (1923-2000) cũng là giáo sư kinh tế ở ĐH Chicago, cũng từng đoạt giải Nobel kinh tế (1990) cùng với Harry Markowitz và William Sharpe là những tên tuổi nổi tiếng về Toán Tài chính.

  • L. Hansen làm việc trong lĩnh vực Kinh trc hEconometrics). Đóng góp nổi tiếng của ông là Phương pháp mômen mở rộng ( Generalized Method of Moments,GMM).

Ta biết rằng phương pháp mômen cổ điển dựa trên Ước lượng hp lý cực đai (Maximum Likelihood Estimation- MLE) của Fisher. Trái lại, GMM cho phép giải quyết những bài toán mà ở đó MLE cổ điển chịu bất lực, và số bài toán này trong kinh tế lại rất nhiều. Hansen đã xây dựng nên những ước lượng có đủ các tính chất thống kê tốt như tính tương thích(consistency), tính tiệm cận chuẩn (asymptotic normality), tính hiệu quả (efficiency) nhưng với những giả thiết nhẹ hơn như đối với MLE.

Hansen còn nhiều công trình khác liên quan đến Giải tích ngẫu nhiên. Hãy kể tên vài kết quả mới nhất: 1/ Stochastic Compounding and Uncertain Valuation; 2/ Dynamic Valuation Decomposition Within Stochastic Economies (công cụ chính là Phương trình vi phân ngẫu nhiên); 3/ Recursive Utility in a Markov Environment With Stochastic Growth (công cụ chính là lý thuyết các quá trình Markov).

Trả lời câu hỏi qua điện thoại của phóng viên báo mạng Nobelprize.org ở Stockholm vài phút sau khi giải thưởng được công bố, đề nghị mô tả dễ hiểu công việc ông làm, Hansen có nói đại ý là ông nghiên cứu về giá tài sản trên cơ sở tập trung vào các mối liên hệ giữa kinh tế vĩ mô và các thị trường chứng khoán.

  • R. Schiller nghiên cứu các lĩnh vực: Tài chính hành vi ( Behavioral Finance), Thị trường bất động sản, và Quản trị rủi ro.

Năm 1981, ông công bố một bài báo thách thức Giả thuyết thị trường hiệu quả, ông lập luận rằng trong một thị trường hợp lý, các nhà đầu tư căn cứ vào giá chứng khoán dựa trên thu nhận trung bình về cổ tức. Qua khảo sát thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 1920, ông đã xét các loại kỳ vọng của cổ tức tương lai và hệ số chiết khấu (tính lùi) đến giá hiện tại mà có thể làm biến đổi giá cả trên thị trường chứng khoán . Schiller kết luận rằng độ biến động (volatility) trong thị trường chứng khoán đều đã lớn hơn mọi dự đoán có thể hợp lý trước đó. Năm 1991, Shiller cùng với hai nhà kinh tế khác là Karl Case và AllanWeiss lập nên công ty Case-Shiller-Weiss và đã đưa ra được một loại chỉ số để nghiên cứu xu hướng giá nhà đất, gọi là chỉ số Case-Schiller. Chỉ số đó về sau được hãng đánh giá tín nhiệm S&P phát triển, tạo thành chỉ số S&P/Case-Schiller để đo sức khỏe của các nền kinh tế rất có hiệu quả. Từ năm 2003, Công ty cũng nghiên cứu và dự đoán về bong bóng kinh tế ( economic bubble). Năm 2006, chính Schiller đã dự đoán chính xác về sự vỡ bong bóng thị trường bất động sản Mỹ và sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ. Đúng một năm sau dự đoán của Schiller, năm 2007, Lehman Brothers, tập đoàn Tài chính-Ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ, sụp đổ, mở đấu cho thời kỳ suy thoái của kinh tế Mỹ và kéo theo suy giảm của nền kinh tế thế giới.

Năm 2010, Shiller đã được trao giải thưởng của Ngân hàng Đức về kinh tế tài chính. Năm 2011, ông được tạp chí Bloomberg Markets xếp hạng là một trong 50 người có ảnh hưởng nhất thế giới trong ngành Tài chính

Ngay từ năm 2012, tập đoàn Thompson-Reuters đã cho rằng Shiller xứng đáng được giải Nobel với các cống hiến quan trọng của ông về độ biến động, về dự báo diễn biến giá chứng khoán. Với nhãn quan sắc bén của một nhà kinh tế, Schiller đã dùng nhiều công cụ toán học như Kỳ vọng có điều kiện, Thống kê ổn định ( Robust Statistics), Thống kê nhiều chiều, Hồi quy có trọng số,..

Có một điều nhận xét là : Các công trình nổi tiếng của cả ba ông này với các công cụ toán học sâu sắc, đã ra đời khá lâu trước khi được nhận giải Nobel : EMH của Fama ra đời vào đầu những năm 1960, GMM của Hansen năm 1982 còn Schiller đưa ra chỉ số đánh giá kinh tế quan trọng vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Lý do rất đơn giản: lý thuyết sâu sắc đến mấy cũng chỉ là các công cụ, phải qua quá trình phát huy tác dụng để chứng tỏ được hiệu quả của nó trong đời sống kinh tế xã hội thực tế thì mới được xác nhận giá trị. Tác giả của phương pháp mômen cổ điển và phân tích phương sai trong thống kê toán học, giáo sư Ronald Aylmer Fisher (1890-1962)- người có học trò nổi tiếng là C.R. Rao- không kịp được xét giải Nobel vì ông đã mất trước khi người ta thấy rõ phương pháp thống kê của ông phát huy tác dụng trong kinh tế và trong sinh học.

Lại nhớ đến mô hình Black-Scholes trong Toán Tài chính. Với mô hình về việc định giá một quyền chọn (option) kiểu châu Âu này, hai chàng tiến sĩ toán học trẻ khi đó là Fischer Black (28 tuổi) và Myron Scholes (32 tuổi) không ngờ rằng việc công bố nó ngay lập tức đã trở thành một breaking event, làm thay đổi toàn bộ việc tính toán giá chứng khoản trên thị trường tài chính New York khi đó. Tuy vậy, phải chờ cho đến 23 năm sau, mô hình này cùng với sự phát triển của Robert C. Merton mới được trao tặng giải Nobel kinh tế (1996), khi đó Black đã qua đời, và người lĩnh giải là Merton và Scholes.

Không có Nobel cho Toán học (bao gồm cả Thống kê toán học). Nhưng Toán học là cỗ máy, là động lực và phương tiện tạo ra những kết quả tuyệt vời trong kinh tế, tài chính và trong nhiều ngành khác để phục vụ sự phát triển của xã hội.

T.H.T