UNECE giới thiệu kho lưu trữ tiêu chuẩn lớn nhất thế giới được ánh xạ tới các SDG

UNECE đang tung ra phiên bản mở rộng của Cổng thông tin về Tiêu chuẩn cho các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), cho phép người dùng xác định các tiêu chuẩn có thể góp phần vào việc thực hiện các SDG riêng lẻ. Cổng thông tin đã được cập nhật từ 1.600 tiêu chuẩn được ánh xạ từ 5 SDG đến 20.000 tiêu chuẩn, được ánh xạ trên tất cả với 17 SDG, 40 nghiên cứu điển hình và 10 phần đánh giá của chuyên gia, tập hợp quan điểm của các chuyên gia tiêu chuẩn trên toàn cầu. Điều này làm cho nó trở thành kho lưu trữ duy nhất lớn nhất của các tiêu chuẩn được ánh xạ tới các SDG.

Các công cụ dựa trên nghiên cứu sáng tạo, chẳng hạn như Cổng thông tin UNECE về Tiêu chuẩn cho các SDG và cơ sở dữ liệu bản đồ liên quan, rất quan trọng để nâng cao hiểu biết hơn về tiêu chuẩn hóa và khuyến khích các tổ chức phát triển tiêu chuẩn (SDOs) ngày càng coi các tiêu chuẩn là động lực thúc đẩy tính bền vững.

Bà Olga Algayerova, Thư ký Điều hành UNECE cho biết: “Các tiêu chuẩn là điều cần thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Bằng cách thiết lập các thông số kỹ thuật và quy trình, tiêu chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ sản phẩm, giảm chi phí giao dịch và đảm bảo an toàn của sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Là công cụ được tạo ra bởi nghiên cứu, hợp tác và đổi mới, các tiêu chuẩn – bao gồm cả những tiêu chuẩn được phát triển tại UNECE – đóng vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phổ biến các kỹ thuật thực hành tốt nhất, thúc đẩy tiến độ cho Chương trình nghị sự 2030”.

Vì vậy, cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn mới duy nhất của UNECE cho phép người dùng tìm thấy các tiêu chuẩn có thể hỗ trợ họ từ các mục tiêu bền vững. Do đó, đây là một đóng góp quan trọng cho thế giới tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy đối thoại nhiều hơn giữa khu vực công và tư nhân về việc áp dụng các tiêu chuẩn cho mục tiêu, các kết quả bền vững.

Việc xây dựng kho lưu trữ phong phú các tiêu chuẩn được ánh xạ tới các SDG có thể thực hiện được nhờ quan hệ đối tác toàn cầu mạnh mẽ và hợp tác với các tổ chức phát triển tiêu chuẩn quốc tế, cam kết đạt được Chương trình nghị sự 2030. Được thành lập dưới sự bảo trợ của dự án “Tiêu chuẩn cho các SDG” năm 2018 của UNECE, Cổng thông tin UNECE về Tiêu chuẩn cho các SDG lần đầu tiên được phát triển với sự hợp tác của tổ chức ASTM Quốc tế[1], Viện Kỹ sư điện và Điện tử (IEEE) và Viện Đo lường quốc gia Đức (PTB).

Mạng lưới hợp tác đã mở rộng theo thời gian và thúc đẩy nỗ lực tập thể giữa các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều cơ quan trong số này công bố ánh xạ các tiêu chuẩn của họ cho các SDG; đây là cổng thông tin duy nhất hợp nhất tất cả những thứ này lại với nhau trong một cổng thông tin duy nhất cho phép người dùng tham khảo chéo các tiêu chuẩn từ nhiều tổ chức. Kết quả là cơ sở dữ liệu UNECE đã được cập nhật từ 1.600 tiêu chuẩn (trên 5 SDG) lên 20.000 tiêu chuẩn, được ánh xạ trên tất cả 17 SDG. Điều này có được nhờ sự hợp tác trực tiếp của cộng đồng tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là ASTM Quốc tế, Viện Kỹ sư điện và Điện tử (IEEE), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cũng như Viện Đo lường quốc gia Đức (PTB).

Việc mở rộng cổng thông tin điện tử tiếp tục dựa trên các hoạt động sâu rộng của Ban công tác UNECE về Hợp tác quản lý và Chính sách tiêu chuẩn hóa (WP.6). Cổng thông tin cũng có thêm 40 nghiên cứu điển hình và 10 bài bình luận của chuyên gia, chứng minh cách các tiêu chuẩn có thể giúp đạt được các SDG.

Nhân cuộc họp của Ủy ban Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới, UNECE tái khẳng định cam kết thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan ở cấp quốc gia và khu vực để giúp khai thác thương mại làm nền tảng phát triển kinh tế bền vững cho các SDG. Cùng với cơ sở dữ liệu lập bản đồ tiêu chuẩn được cập nhật, UNECE cung cấp nhiều công cụ quy chuẩn và chính sách để đóng góp vào những nỗ lực này. Kết hợp, các công cụ đổi mới này có thể cung cấp thông tin và công cụ để đạt được các kết quả bền vững hơn, giúp đảm bảo rằng hiệu quả và đổi mới theo tiêu chuẩn ngày càng được tiếp cận và hiểu bởi tất cả mọi người trong xã hội.

ĐN (dịch)

Nguồn : https://unece.org/circular-economy/press/unece-launches-worlds-largest-repository-standards-mapped-sdgs

[1] ASTM được thành lập năm 1898 như là nhánh của Hiệp hội Quốc tế Kiểm nghiệm Vật liệu Hoa Kỳ. Là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thực hiện phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thuận tự nguyện cho loạt các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ.