Nguyên tắc Tài chính Tác động Tích cực – một bộ tiêu chuẩn đầu tiên được coi là bền vững – cung cấp cho các nhà tài chính và nhà đầu tư một khuôn khổ toàn cầu áp dụng cho các ngành kinh doanh khác nhau, bao gồm cho vay, bán buôn và bán lẻ, cho vay doanh nghiệp và cho vay đầu tư và quản lý tài sản.
Trong một thông cáo báo chí, Eric Usher – người đứng đầu Sáng kiến Tài chính Môi trường của LHQ cho biết: “Đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) – kế hoạch hành động toàn cầu để chấm dứt tình trạng đói nghèo, chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, dự kiến chi phí từ 5 đến 7 nghìn tỷ USD mỗi năm và cho đến năm 2030”.
Sáng kiến Tài chính Môi trường của LHQ là một sự hợp tác giữa Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và khu vực tài chính toàn cầu được tạo ra sau Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển năm 1992 và được biết đến rộng rãi như Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, với sứ mệnh thúc đẩy tài chính bền vững. Hơn 200 tổ chức tài chính, bao gồm các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các nhà quản lý quỹ, làm việc với Môi trường LHQ để hiểu những thách thức về môi trường ngày nay, tại sao tài chính là vấn đề quan trọng và tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề này.
Ông Usher nói: “Nguyên tắc Tác động Tích cực là thay đổi cuộc chơi và giúp hàng trăm ngàn tỷ USD được quản lý bởi các ngân hàng và nhà đầu tư theo các dự án sạch, cacbon thấp và tích hợp”.
Các nguyên tắc cung cấp hướng dẫn cho các nhà tài chính và nhà đầu tư về phân tích, giám sát và tiết lộ các tác động xã hội, môi trường và kinh tế của các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà họ cung cấp.
“Với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng dân số và sự khan hiếm nguồn lực, tăng tính cấp bách của ngành tài chính và giúp mang lại những thay đổi cần thiết trong mô hình kinh tế và kinh doanh của chúng tôi” – Phó Tổng Giám đốc của Société Générale, Séverin Cabannes cho biết.
Ông nói thêm: “Các nguyên tắc của Tài chính tích cực mang lại một khuôn khổ đầy tham vọng, theo đó chúng ta có thể có cái nhìn rộng hơn về góc độ cần thiết để đáp ứng những thách thức sâu sắc và liên kết với nhau trong thời đại chúng ta”.
Các nguyên tắc được xây dựng bởi nhóm “Công tác Tác động Tích cực”, một nhóm Ngân hàng Sáng kiến Tài chính Môi trường của LHQ và các thành viên đầu tư, như một phần của việc thực hiện lộ trình nêu trong Tuyên bố Tác động Tích cực được công bố vào tháng 10 năm 2015.
Hiện tại, nhóm Công tác Tác động Tích cực bao gồm: Australian Ethical, Banco Itaú, BNP Paribas, Ngân hàng BMCE của Châu Phi, Tập đoàn Caisse des Dépôts, Tập đoàn Desjardins, First Rand, Quản lý Đầu tư Hermes, ING, Mirova, NedBank, Pax World, ngân hàng Piraeus, SEB, Société Générale, ngân hàng Standard, ngân hàng Triodos, ngân hàng Westpac và YES.
Đỗ Ngát (dịch)
Nguồn: http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=56075