Giới thiệu: Các đối tác Phát triển Thống kê Châu Á-Thái Bình Dương là một mạng lưới khu vực của các tổ chức quốc tế, khu vực và tiểu khu vực cũng như các quan hệ song phương quan tâm đến việc cải thiện số liệu thống kê trong Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Nhóm quan hệ đối tác do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) làm đồng chủ tịch. Phòng Thống kê trực thuộc ESCAP là đơn vị cung ứng các dịch vụ văn phòng cho Quan hệ đối tác. Đến cuối 2012, Nhóm quan hệ đối tác đã trải qua bốn lần họp: lần đầu tiên tại Bangkok (14 tháng 12 năm 2010); lần thứ 2 ở Luxembourg (09 tháng 9 năm 2011), và lần thứ 3 được tổ chức tại New York (26 tháng 2 năm 2012). Cuộc họp thứ tư cuối 2012 được tổ chức tại Bangkok (12-14 tháng 12 năm 2012) cùng với phiên họp thứ ba của Ủy ban Thống kê.
Tại kỳ họp 40 của mình, Ủy ban Thống kê đã đề nghị Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) thiết lập một cơ chế phối hợp không chính thức các nhà tài trợ dành cho phát triển thống kê trong khu vực. Cuối cùng, Ban thư ký của ESCAP đã mời các đối tác phát triển có vai trò và quan tâm đến phát triển thống kê khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gặp mặt và thảo luận để thiết lập một cơ chế phối hợp. Cuộc họp đầu tiên của các đối tác phát triển Thống kê khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được tổ chức tại Bangkok năm 2010, các tổ chức quốc tế, khu vực, tiểu khu vực và các nhà tài trợ song phương cũng như các đại diện của Chính phủ Úc, Nhật Bản và Liên bang Nga đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác với mục đích cải thiện những tác động mang tính phối hợp giữa các hoạt động xây dựng năng lực thống kê thông qua việc nâng cao sự kết hợp, điều phối và bổ sung giữa các đối tác. Các đối tác đã đồng ý sắp xếp công việc của mình theo các quyết định và ưu tiên do Ủy ban Thống kê phác thảo, nhằm kết hợp công việc của các đối tác với Ủy ban Điều phối các hoạt động thống kê ở cấp toàn cầu. Ngoài ra, đã thống nhất rằng mối quan hệ đối tác sẽ báo cáo về tiến độ thực hiện theo hướng đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Ủy ban Thống kê
Đối tác Phát triển Thống kê Khu vực hoạt động theo cơ chế chia sẻ thông tin. Ngay tại kỳ họp đàu tiên của mình (12.2010), các Đối tác Phát triển Thống kê quyết định hướng tới việc cải thiện hợp tác và cộng tác giữa các đối tác là để chia sẻ thông tin. Với nhận thức rằng việc chia sẻ thông tin là bước đầu hướng tới cải thiện hợp tác và cộng tác, các đối tác đã quyết định sử dụng Báo cáo hỗ trợ đối tác thống kê như một công cụ chia sẻ thông tin hàng đầu. Quyết định này được dựa trên một đánh giá của Báo cáo Đối tác Ủng hộ Thống kê (Partner Report on Support to Statistics–PRESS) do Ban thư ký đối tác của ESCAP thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác phát triển thống kê trong thế kỷ 21 (PARIS21).
Quan hệ đối tác đã xác định rằng Báo cáo Ủng hộ Thống kê (PRESS) tập trung vào Châu Á và Thái Bình Dương sẽ thuận lợi cho việc phối hợp các nỗ lực liên quan đến phát triển thống kê trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài việc thực hiện các khuyến nghị khác của Đối tác, PARIS21 đưa ra một bản báo cáo đặc biệt về khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trong tháng 12 2011, bao gồm một chương về các hoạt động đào tạo.
Các báo cáo chỉ ra rằng hầu hết hỗ trợ phát triển năng lực thống kê trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã dành cho một số ít quốc gia (10 quốc gia đã nhận được 89,5% tổng số cam kết cho các nước cụ thể trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương). Qua đó, chúng ta thấy giữa số lượng các hỗ trợ thống kê và nhu cầu của nước tiếp nhận cho phát triển năng lực chưa có nhiều mối quan hệ với nhau. Báo cáo lưu ý rằng 64% hỗ trợ tài chính cho các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương để phát triển năng lực thống kê là do Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len và Ngân hàng Thế giới cung cấp.
Những hoạt động chính của Đối tác, 2010-2012
Kể từ khi thành lập, quan hệ đối tác đã đưa ra chương trình công tác và được nhóm lại theo sáu mục tiêu chiến lược đã thống nhất tại cuộc họp đầu tiên.như sau:
1. Vận động: Để phát triển năng lực thống kê quốc gia, các chính phủ cần nhận ra là phải đầu tư vào lĩnh vực thống kê. Về mặt này, yếu tố then chốt trong các hoạt động xây dựng năng lực là phải ủng hộ tầm quan trọng của thống kê các bộ, ngành và các nhà hoạch định chính sách. Các đối tác đã nêu bật tầm quan trọng của công tác tuyên truyền vận động trên tất cả các lĩnh vực công việc của mình, và đã thừa nhận Kế hoạch hành động thống kê Busan, được thông qua tại Diễn đàn Cấp cao lần thứ tư là hỗ trợ có hiệu quả, tạo cơ hội để nâng cao tầm nhìn về thống kê và giám sát các hoạt đông thống kê.
2 Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cơ quan thống kê quốc gia đối với hệ thống thống kê quốc gia: Các đối tác đã thống nhất về tầm quan trọng của chiến lược quốc gia phát triển thống kê, nhằm vạch ra chiến lược và tăng cường vai trò của các cơ quan thống kê quốc gia (NSOs), và mỗi thành viên của Quan hệ đối tác cần ủng hộ vai trò quan trọng của các cơ quan này như những nhà quán quân trong việc nâng cao sự phối hợp các hệ thống thống kê quốc gia với các quan chức chính phủ từ các bộ đối tác tương ứng và các mạng lưới khác.
3. Hiện đại hóa hệ thống thông tin thống kê quốc gia: Quan hệ Đối tác đã nhất trí là hiện đại hóa các hệ thống thông tin thống kê có tầm quan trọng đặc biệt, để nâng cao lượng truy cập của người dùng cuối cùng đến với dữ liệu. Nhóm đối tác đã nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác khu vực trong lĩnh vực hiện đại hóa hệ thống thông tin.
4. Phối hợp phát triển các bộ chỉ tiêu nòng cốt về các lĩnh vực thống kê xã hội, kinh tế, môi trường và dân số:
Tại kỳ họp thứ hai, Ủy ban Thống kê trong khuyến nghị đã bày tỏ hoàn toàn ủng hộ hướng chiến lược với mục tiêu đảm bảo rằng tất cả các nước trong khu vực đến năm 2020 có khả năng cung cấp một phạm vi thiết yếu về thống kê dân số, kinh tế, xã hội và môi trường như đã được thỏa thuận. Căn cứ vào đó, tại kỳ họp thứ hai (E/ESCAP/CST(2)/9) của mình, Ủy ban đã ra quyết định số 2/1 thành lập một nhóm tư vấn chuyên môn thống kê xã hội để đưa ra các khuyến nghị về định hướng chiến lược cũng như các nội dung và hướng dẫn phương pháp luận nhằm đạt được các mục tiêu khu vực là vào năm 2020 là tất cả các nước có khả năng cung cấp một phạm vi cơ bản về thống kê xã hội như đã được thông qua. Ngoài ra, tại kỳ họp thứ hai này, Ủy ban ra quyết định số 2/6 thông qua chương trình khu vực đề xuất cải thiện số liệu thống kê kinh tế (E/ESCAP/CST(2)/5) như một chiến lược chính thức nhằm cải thiện các số liệu thống kê kinh tế trong khu vực.Trong quyết định này, Ủy ban đã chấp thuận đề nghị đổi tên Nhóm Tư vấn Chuyên môn Phát triển Thống kê Kinh tế thành nhóm chỉ đạo, mang tên “Nhóm Chỉ đạo Khu vực Chương trình Thống kê Kinh tế “, để chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch chương trình khu vực.
Ngoài ra, tại kỳ họp thứ hai của mình, Ủy ban đã kiên quyết thông qua đề nghị của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) về phát triển một kế hoạch thực hiện ở khu vực Chiến lược toàn cầu nhằm cải thiện Thống kê Nông nghiệp và Nông thôn trong vòng sáu tháng tới. Ủy ban đồng ý kế hoạch thực hiện khu vực Cải thiện Số liệu Thống kê Nông nghiệp và Nông thôn phải được tích hợp vào Chương trình khu vực cải thiện Thống kê Kinh tế. Theo tinh thần đó, Ủy ban quyết định thành lập tiểu ban Số liệu Thống kê Nông nghiệp thuộc Nhóm Chỉ đạo Chương trình Khu vực Cải thiện Thống kê Kinh tế.Nhóm Chỉ đạo Chương trình Thống kê Kinh tế Khu vực, trong đó bao gồm các chuyên gia từ các quốc gia thành viên cũng như các chuyên gia từ đối tác Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Cơ quan Thống kê Châu Âu Eurostat, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc Văn phòng khu vực châu Á và Thái Bình Dương (FAO RAP), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ban Thư ký của Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC) – sẽ trình bày kế hoạch thực hiện về Chương trình khu vực Cải thiện Thống kê Kinh tế Châu Á và Thái Bình Dương để có sự tán thành của Ủy ban tại cuộc họp Đối tác lần thứ ba (E/ESCAP/CST/(3)/4), tổ chức ngày 26 tháng 2 năm 2012 tại New York. Tại cuộc họp các đối tác lần thứ 3, đã nhận thấy thiếu những nguồn cung cấp viện trợ dự phòng, cam kết cho Chương trình khu vực và đã thảo luận là làm thế nào để có thể truyền đạt một cách thuyết phục về tầm quan trọng của số liệu thống kê kinh tế đến người nghe là người làm chính sách. Các đối tác đã đề xuất rằng Kế hoạch Hành động Thống kê Busan, trong đó tập trung vào các chiến lược quốc gia về phát triển thống kê (NSDSs) và thu hẹp những lỗ hổng thống kê trong hoạch định chính sách, có thể bị tác động vì mục đích này, cụ thể đặc biệt là các nhà tài trợ ngày càng tham khảo NSDSs khi họ đánh giá các ưu tiên quốc gia dành cho hệ thống thống kê quốc gia. Các đối tác hoan nghênh cam kết đóng góp của ILO, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc để hoàn thiện và thực hiện kế hoạch bổ sung khu vực đối với số liệu thống kê kinh tế.
Nhóm Chỉ đạo Thống kê Nông nghiệp bao gồm các chuyên gia từ quốc gia thành viên và các đối tác như ADB; Cục Quỹ Phát triển Quốc tế về Nông nghiệp; FAO RAP; Viện nghiên cứu Thống kê Nông nghiệp Ấn Độ, Ban thư ký Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC). Kế hoạch hành động khu vực về chiến lược toàn cầu đã được đưa ra để có xác nhận của Ủy ban tại phiên họp thứ ba của Ủy ban (E/ESCAP/CST(3)/8). Các các đối tác thực hiện là ADB, FAO RAP và Viện thống kê Châu Á và Thái Bình Dương (SIAP), chịu trách nhiệm phát triển ba thành phần nội dung của kế hoạch hành động khu vực như nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật. Tại cuộc họp thứ ba, Các đối tác đã ghi nhận tầm quan trọng của việc phối hợp các thành phần đào tạo của kế hoạch hành động khu vực với các sáng kiến khu vực liên quan, chẳng hạn như nhóm công tác về Phối hợp Đào tạo Thống kê.
Nhóm Tư vấn Chuyên môn Thống kê xã hội bao gồm các chuyên gia từ các nước thành viên, cũng như ADB, ILO, Toà án nhân dân tối cao, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESSCO) và Văn phòng Chống Ma tuý và Tội phạm Liên Hiệp Quốc. Đối tác đánh dấu việc thành lập Nhóm Tư vấn Chuyên môn Thống kê Xã hội và công việc của nhóm đưa ra như là một cơ hội để ủng hộ vai trò điều phối của các cơ quan thống kê quốc gia.
Một chương trình khu vực hiện đang được triển khai với sự hợp tác các quốc gia và các đối tác nhằm cải thiện số liệu thống kê giới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nhóm Công tác Thống kê giới, dưới sự chỉ đảo của nhóm công tác chủ đề theo cơ chế điều phối khu vực về bình đẳng giới và nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ, đã được thành lập để thúc đẩy sự cộng tác giữa các cơ quan về thống kê giới. Các đối tác hiện đang đại diện cho nhóm như ESCAP, FAO, ILO, Tổ chức Di cư Quốc tế, Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Quyền Con người, Chiến lược Quốc tế của Liên Hợp Quốc về Giảm nhẹ Thiên tai, Thực thể về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ của Liên Hiệp Quốc, Ban thư ký Công ước của LHQ về Chống Sa mạc, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), và Quỹ Nhi đồng LHQ.
5. Thúc đẩy việc cải thiện và sử dụng dữ liệu hành chính: Một số đối tác đã tham gia vào những nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm cải thiện hệ thống đăng ký dân sự và số liệu thống kê hộ tịch dựa vào các dữ liệu đăng ký. Hội nghị Cấp cao về Cải thiện Đăng ký Dân sự và Thống kê Hộ tịch của Châu Á và Thái Bình Dương được tổ chức tại Bangkok cùng với phiên họp thứ ba của Uỷ ban Thống kê. Hội nghị là nỗ lực hợp tác của nhiều đối tác cũng như quốc gia thành viên, cùng với một số nước trong đó tham gia phục vụ trong ban tổ chức. Các Quan hệ đối tác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thống kê hộ tịch, điều mà trước đó được khẳng định trong Kế hoạch Hành động Thống kê Busan là một trong bốn lỗ hổng nghiêm trọng của thống kê.
6. Phối hợp đào tạo thống kê: Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo thống kê, là đóng góp vào phát triển năng lực thống kê quốc gia, Quan hệ đối tác cam kết phối hợp nhằm cải thiện quy trình đào tạo thống kê. Nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của ông T.C.A. Anant, thành viên của Ủy ban về Thống kê và là trưởng nhóm công tác Phối hợp Đào tạo Thống kê của ESCAP. Quan hệ đối tác hiện đang hợp tác với Nhóm công tác này để phối hợp đào tạo ở các cấp quốc gia và khu vực được thuận lợi. Hứa hẹn này bao gồm việc chia sẻ thông tin về các hoạt động đào tạo và cung cấp tích cực thông tin phản hồi về các hoạt động của nhóm công tác
TMH
Nguồn: 1. PARTNERS FOR STATISTICS DEVELOPMENT IN ASIA-PACIFIC
Partner Report on Support to Statistics An assessment of the usefulness of the PRESS tool for information sharing among development partners)
http://www.unescap.org/stat/partnership/PRESS-assessment.pdf
2. Summary of the activities of the Partners for Statistics Development in Asia and the Pacific, 2010-2012, http://www.unescap.org/stat/partnership/4th-stat-dev/index.asp