Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc xác nhận các nguyên tắc cơ bản của Thống kê chính thức vào ngày 24/7/2013

Năm 1994, Ủy ban Thống kê công nhận 10 nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức. Sau gần 20 năm, ngày 24/7/2013 Hội đồng  Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) thông qua các nguyên tắc này giữ nguyên nội dung 10 nguyên tắc, chỉ sửa đổi và cập nhật phần lời nói đầu. Sự xác nhận của ECOSOC lần đầu tiên đánh dấu các nguyên tắc cơ bản đã nhận được sự thừa nhận cao từ Cấp Chính trị ở mức độ toàn cầu.

Lịch sử đưa ra nguyên tắc này bắt nguồn từ sự cần thiết không thể chối cãi được của tập hợp nguyên tắc thống kê chính thức vào cuối những năm 1980, khi các quốc gia ở Trung Âu bắt đầu thay đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền dân chủ định hướng thị trường. Các nguyên tắc thật sự cần thiết để đảm bảo rằng Hệ thống thống kê quốc gia ở các nước này sẽ có thể sản xuất dữ liệu thích hợp và đáng tin cậy, tôn trọng triệt để những tiêu chuẩn về chuyên môn và khoa học. Nhằm mục đích này, Hội nghị các nhà thống kê châu Âu đã phát triển và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức trong năm 1992. Các nhà thống kê ở các bộ phận khác trên thế giới nhanh chóng nhận ra các nguyên tắc có ý nghĩa rộng lớn, ý nghĩa toàn cầu. Và sau một quá trình tham vấn quốc tế, Ủy ban thống kê Liên hợp quốc tại phiên họp đặc biệt vào ngày 11-15 tháng 4 năm 1994 đã thông qua các nguyên tắc đó, với một lời nói đầu được sửa đổi – công nhận là Nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức của Liên Hợp Quốc, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử số liệu thống kê của thế giới. Qua thời gian áp dụng, đến năm 2011, tại kỳ họp 42 của mình, Ủy ban Thống kê thảo luận về các nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức và thừa nhận rằng các nguyên tắc vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay, không cần phiên bản thay thế. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị phải sửa đổi và cập nhập lời nói đầu để đưa vào như tài khoản mở rộng mới. Tại kỳ họp 44 diễn ra vào tháng 7 vừa qua, Ủy ban thông qua lời nói đầu được sửa đổi. Cụ thể như sau:

Hội đồng Kinh tế và Xã hội  Liên Hiệp Quốc

Nhắc lại, các nghị quyết gần đây[1] của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc làm nổi bật tầm quan trọng cơ bản của thống kê chính thức đối với các chương trình phát triển quốc gia và toàn cầu;

Ghi nhớ: Vai trò quan trọng của thông tin thống kê chính thức có chất lượng cao trong phân tích và ra quyết định, chính sách thông tin hỗ trợ phát triển bền vững, hòa bình và an ninh, cũng như hiểu biết lẫn nhau và kết nối thương mại giữa các quốc gia và con người trên thế giới, đòi hỏi sự cởi mở và minh bạch;

Ghi nhớ: Niềm tin chủ yếu của công chúng vào hệ thống thống kê chính thức toàn vẹn và độ tin cậy của số liệu thống kê phần lớn phụ thuộc vào sự tôn trọng những giá trị cơ bản, và những nguyên tắc là cơ sở cho bất kỳ một xã hội nào đang sử dụng nó để hiểu từng nguyên tắc và tôn trọng những lợi ích của các nguyên tắc khác. Trong bối cảnh này, độc lập chuyên môn và trách nhiệm của cơ quan thống kê là rất quan trọng.

Để có được hiệu quả: Những giá trị cơ bản và các nguyên tắc chi phối công tác thống kê phải được đảm bảo bởi thể chế, những khuôn khổ pháp lý và được tôn trọng ở tất cả các cấp chính trị, tất cả các bên liên quan trong Hệ thống thống kê quốc gia

Ủng hộ: Những nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức được Ủy ban Thống kê  thông qua năm 1994 và tái khẳng định lại năm 2013, đề nghị tiếp tục gửi tới Đại hội đồng để xác nhận.

Nguồn: http://unstats.un.org/unsd/dnss/gp/fundprinciples.aspx

V.A


[1] Nghị quyết 64/267 về Ngày thống kê Thế giới; Nghị quyết 2006/6 về tăng cường năng lực thống kê và Chương trình điều tra dân số và nhà ở Thế giới năm 2010 ;

Thông tin thống kê
Comments (0)
Add Comment