Phiên họp toàn thể Hội nghị các Nhà Thống kê Châu Âu (CES) năm 2011, đã lưu ý rằng hiện tại chưa có diễn đàn để thảo luận về các vấn đề tổ chức và quản lý thu thập dữ liệu. Hội nghị đã đề xuất thành lập nhóm chuyên gia trực thuộc CES, nhằm vào những công việc này và các chủ đề liên quan. Hội nghị chuyên đề năm nay do CES tổ chức tại Geneva,Thụy Sĩ từ ngày 31/10 – 2/11 năm 2012 là để thảo luận về chủ đề liên quan đến “những giới hạn mới trong thu thập dữ liệu thống kê”.
Hội nghị này được xem như một cơ hội mở đầu để trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm về giới hạn mới trong thu thập dữ liệu thống kê, sau đó CES sẽ có những quyết định cần thiết đối với công việc này cũng như các cuộc họp tiếp theo về chủ đề này. Các chương trình của hội nghị được thiết kế theo những quan điểm tiên tiến và hướng tới tương lai.
Đối tượng tham gia Hội nghị này gồm các đại diện cho tất cả các nước thành viên của LHQ, là những cán bộ quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về các hoạt động thu thập dữ liệu và các nguồn dữ liệu mới, trên tất cả các lĩnh vực thống kê. Các tổ chức liên chính phủ có quan tâm, hay các tổ chức phi chính phủ làm công việc tư vấn cho Ủy ban Kinh tế và Xã hội của LHQ cũng được mời tham gia hội nghị.
Tổng quan về những quy trình thu thập hiện tại sẽ cung cấp những điểm ban đầu, thích ứng việc thu thập số liệu thống kê với các loại nguồn dữ liệu mới, việc hợp nhất các nguồn dữ liệu ngày càng tăng và phương thức thu thập, cũng như tiêu chuẩn hóa những phương pháp thu thập và công nghệ mới. Các chương trình của hội thảo sẽ bao gồm các nội dung sau: (1) các phương pháp và công nghệ mới; (2) các nguồn dữ liệu mới; (3) các khía cạnh pháp lý và thể chế của việc sử dụng các nguồn dữ liệu mới; (4) thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng phương thức hỗn hợp và nhiều nguồn khác nhau; (5) Tiết kiệm theo hướng mục tiêu sử dụng các công cụ và phương pháp thu thập chung.
1) Phương pháp và công nghệ mới: Chủ đề này sẽ bao gồm những ý tưởng mới nhất liên quan đến các phương pháp và công nghệ thu thập dữ liệu. Các chủ đề đóng góp sẽ được đặc biệt hoan nghênh như thu thập qua mạng, khai thác dữ liệu trên mạng, dịch vụ về mạng, truyền dữ liệu tự động, việc sử dụng các thiết bị di động và các phương tiện truyền thông xã hội.
2) Nguồn dữ liệu mới: Có nhiều nguồn dữ liệu mới dành cho số liệu thống kê chính thức, từ dữ liệu hành chính đến thông tin về khu vực tư nhân, từ Internet và các phương tiện truyền thông xã hội. Chủ đề này thảo luận cách đánh giá chất lượng và tính hữu dụng của các nguồn tiềm năng mới, xem xét đến những kinh nghiệm gần đây trong sử dụng các nguồn sáng tạo, chia sẻ ý tưởng về cách thu thập và xử lý dữ liệu từ Internet hoặc nguồn khác cho kịp thời hơn.
3) Các khía cạnh pháp lý và thể chế của việc sử dụng các nguồn dữ liệu mới:
Chủ đề này bổ sung cho chủ đề nguồn dữ liệu mới, với việc xem xét các khía cạnh tổ chức sử dụng các loại nguồn dữ liệu mới. Nó sẽ bao gồm tầm quan trọng để có một khuôn khổ pháp lý phù hợp và cơ cấu quản lý để trợ giúp và xác định các giới hạn của hoạt động thu thập số liệu thống kê. Những đóng góp về việc sắp xếp thể chế, cả trong nội bộ tổ chức thống kê, giữa các tổ chức thống kê với những người chịu trách nhiệm các nguồn dữ liệu mới ở chủ đề này cũng rất được hoan nghênh.
4) Thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng phương thức hỗn hợp và nhiều nguồn khác nhau: Chủ đề này sẽ bao gồm các ý tưởng và kinh nghiệm liên quan đến thu thập và tích hợp dữ liệu có sử dụng chế độ hỗn hợp và / hoặc nhiều nguồn khác nhau. Những đóng góp trên cả hai khía cạnh tổ chức và phương pháp của chủ đề này sẽ rất được quan tâm và đón nhận.
5) Các nền kinh tế có trình độ sử dụng các công cụ và phương pháp thu thập chung: Chủ đề này sẽ xem xét các tác động của “công nghiệp hóa” số liệu thống kê chính thức lên công việc thu thập số liệu, xem xét việc tập trung vào việc thực hiện các công cụ và phương pháp chung trên khắp các lĩnh vực thống kê khác nhau, có thể dẫn đến tiết kiệm theo hướng mục tiêu. Những kinh nghiệm về thay đổi tổ chức để tập trung các chức năng thu thập dữ liệu cũng được nhiệt liệt hoan nghênh ở Hội nghị này./.
TMH
Nguồn: http://www.unece.org/stats/documents/2012.10.coll.html