Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Đăng ký Dân sự và Thống kê Hộ tịch

Hội nghị thượng đỉnh về Đăng ký Dân sự và Thống kê Hộ tịch Toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Mạng lươi Thống kê Y tế (Metrics Health Network) cộng tác với Ủy ban Kinh tế – Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của LHQ (UN ESCAP) tổ chức từ ngày 18-19 tháng 4 năm 2013 tại Bankok, Thái Lan. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu, là các đại diện cấp cao nhà nước, các đối tác phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong các lĩnh vực đăng ký dân sự, y tế và thống kê.  Mục đích của Hội nghị là nhằm xác nhận tầm quan trọng to lớn của CRVS đối với  sự phát triển quốc gia và kích thích hỗ trợ quốc gia và toàn cầu cho các nỗ lực khu vực quan trọng này đang được triển khai ở nhiều nơi, nhằm củng cố các hệ thống CRVS quốc gia. Hội nghị cũng thúc đẩy CRVS như một chương trình nghị sự về  quản lý và phát triển, bao gồm cả việc tăng chi tiêu quốc gia cho CRVS, qua đó các chương trình phát triển quốc gia sẽ được triển khai tích cực hơn. Hội nghị xác định những ưu tiên cho phát triển CRVS,  huy động các đối tác, các tổ chức khu vực và các nhà tài trợ cho CRVS như một chương trình phát triển sau

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.  Các mục tiêu cụ thể mà Hội nghị lần này hướng tới là:

1) Khích lệ nhiều bên liên quan  cam kết về nguồn lực  để cải thiện CRVS như một vấn đề phát triển mang tính cấp bách;

2) Xác định cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hợp tác để tăng cường phát triển CRVS trong các điều kiện của quốc gia, khu vực và toàn cầu;

3) Khám phá những đổi mới trong hệ thống CRVS (chẳng hạn như khả năng mở rộng quy mô hay các phương pháp tiên phong để tăng thêm diện bao qoát);

(4) Chứng minh nó là giá trị  nền tảng khu vực và phối hợp toàn cầu để hỗ trợ hành động quốc gia nhằm  tăng cường hệ thống CRVS;

5) Thảo luận về những lỗ hổng kiến thức chuyên môn, các phương pháp, các tiêu chuẩn và  triển khai thỏa thuận về cách giải quyết những lỗ hổng đó;

(6) Xác định các hành động ưu tiên cho củng cố  và phát triển CRVS, với sự tham vấn các đối tác và các nước, một bản dự thảo mục tiêu CRVS cần được áp dụng theo các điều kiện của  quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Vai trò và tầm quan trọng của CRVS: Hệ thống đăng ký dân sự và  thống kê hộ tịch (CRVS) có tầm quan trọng đặc biệt, là công cụ  thiết yếu cho một quốc gia và là nền tảng cho một nhà nước làm tốt công việc quản lý. Với CRVS, các quyền con người của mỗi cá nhân được bảo vệ và  các dịch vụ công được thực sự cung cấp và hiệu quả. Do vậy,  chương trình phát triển CRVS phải được thừa nhận và đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn cầu. Hệ thống CRVS bao hàm một phạm vi rộng các bên liên quan, bao gồm  các cá nhân, những người cần đăng ký sinh. tử và hôn nhân; xã hội rộng lớn hơn hỗ trợ cho việc đăng ký hộ tịch và  cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp đăng ký sự kiện, sắp đặt  và đối chiếu thông tin. Những số liệu thống kê y tế và dân số quan trọng do họ tạo ra sẽ được sử dụng ở tất cả các  ngành, các cấp (y tế, giáo dục, tài chính, kế hoạch, tư pháp, nội vụ , công nghiệp, …), cũng như đối với các nhà tài trợ, khu vực tư nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự. CRVS là một chương trình  đa lĩnh vực, hoạt động CRVS ở từng quốc gia tất nhiên phải kêu gọi sự tham gia rộng rãi  của  nhóm các  bên liên quan, bao gồm cả cơ quan thống kê quốc gia và các hộ tịch viên, thường các cơ quan này là những người điều khiển công việc cải tiến CRVS .

Hệ thống CRVS hoạt động hiệu quả mang lại nhiều lợi  tích cho mọi cá nhân và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của mọi quốc gia, như là: (1) đăng ký dân sự cung cấp cho các cá nhân tư liệu cần thiết để thiết lập danh tính pháp lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của mình và cho phép họ tiếp cận đến các dịch vụ công và tư ; (2) với việc truy cập vào các số liệu thống kê sinh tử và hôn nhân đáng tin cậy và thông qua kế hoạch hóa dựa vào dữ liệu cho phép các tổ chức quản lý, phân bổ nguồn lực, giám sát và đánh giá hiệu quả  tất cả các lĩnh vực phát triển; (3) CRVS là nguồn duy nhất cung cấp đầy đủ và liên tục số liệu thống kê về biến động dân số, nhân khẩu học và các nguyên nhân tử vong. Các dữ liệu khác là những nguồn không thường xuyên hoặc không đều đặn, kém hiệu quả và bền vững trong thời gian dài; (4) đáp ứng nhu cầu về dữ liệu  dân số  tin cậy ngày một  tăng cho các chương trình phát triển quốc gia và toàn cầu quan trọng (chẳng hạn như các nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), và các mục tiêu phát triển theo hướng phân quyền và quản lý điện tử ở nhiều nước đang phát triển); (5) thiết  lập và tăng cường hệ thống CRVS  không chỉ đơn thuần là sản phẩm phụ trợ cho phát triển, mà còn đóng góp thực sự đáng kể vào phát triển; (6) phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) sẽ tạo điều kiện tăng  hiệu quả và hiệu suất của việc đăng ký và đẩy nhanh việc sản xuất và phổ biến các loại số liệu này, cũng như đổi mới hợp lý các giải pháp và ứng dụng chuyển đổi CRVS từ quản lý trên giấy sang các hệ thống điện tử  đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy hơn.

Tầm quan trọng của CRVS ngày càng được thừa nhận ở cấp toàn cầu. Trong năm 2011, Ủy ban Thông tin và chuyên trách về sức khỏe của Phụ nữ và Trẻ em (UN Commission on Information and Accountability for Women’s and Children’s Health) . đã khuyến cáo rằng đến năm 2015 tất cả các quốc gia phải có những bước đi quan trọng để thiết lập một hệ thống đăng ký khai sinh khai tử  và nguyên nhân tử vong. Nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền .Liên Hiệp Quốc  có tên “đăng ký khai sinh và quyền của mọi người để có được sự thừa nhận trước pháp luật ở khắp mọi nơi” cũng nhằm theo đuổi hành động đăng ký khai  sinh chung  của mọi người, giảm số lượng lớn người trên toàn thế giới không đăng ký và có thể không bao giờ được đăng ký trong suốt cuộc đời của mình. Đăng ký vào hệ thống.  CRVS là quyền của mỗi người, các cá nhân không đăng ký, sẽ bị hạn chế,  hoặc không thể dễ dàng truy cập vào quyền lợi hợp pháp của mình, các dịch vụ mà họ đáng được hưởng và quyền công dân cũng như các quyền liên quan khác có thể bị xâm phạm. Thông qua bản đăng ký khai sinh, quyền của mọi người được pháp luật  thừa nhận ở mọi nơi. Đối với cộng đồng, CRVS  cần thiết cho việc giám sát những thay đổi dịch tễ học.

Đầu tư vào hệ thống CRVS là để tăng thêm trách nhiệm đối với các cấp địa phương, quốc gia và quốc tế, giúp nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của các cá nhân ở tất cả các tầng lớp xã hội. Chưa bao giờ trong lịch sử lại có tốc độ thay đổi về sinh sản và tử vong như ở thập kỷ qua, và đặc biệt các hình thức  tử vong đang thay đổi một cách nhanh chóng. Các ước tính mẫu dựa vào giả định không thể theo kịp với những thay đổi này và  không thay thế cho các dữ liệu thực nghiệm theo dõi các xu hướng như vậy ở cấp quốc gia. Thế giới cần đến những diện dữ liệu bao quát, liên tục và có chất lượng cao hơn về sinh, tử  và nguyên nhân tử vong cho  các chính sách y tế quốc gia và toàn cầu. Các nguồn chính này chỉ có thể là CRVS. Nếu không có dữ liệu khai sinh, chính quyền địa phương sẽ không có số liệu tin cậy làm cơ sở cho lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các chính sách và chương trình y tế, cũng như phối hợp với các đối tác chính, cải thiện khuôn khổ pháp lý, xác định và phân bổ vai trò và trách nhiệm, huy động các nguồn nhân lực và nguồn tài chính, và xây dựng lòng tin công chúng, sẽ ít có điều kiện  đạt được các mục tiêu phát triển đã  cam kết và các thỏa thuận quốc tế.

CRVS là cơ sở  để đo lường sự tiến triển. Trong hơn một thập kỷ qua, những hỗ trợ cho phát triển sức khỏe và các lĩnh vực xã hội khác tăng lên đáng kể,  cùng với nhu cầu thông tin phù hợp ngày càng cao và trách nhiệm giải trình về kết quả và tác động của chúng ngày càng lớn. Các nhà tài trợ đang gắng sức đo lường tác động của việc hỗ trợ đói nghèo, trẻ sơ sinh, trẻ em và bà mẹ tử vong. Nếu không dựa vào dữ liệu của hệ thống CRVS, cộng đồng quốc tế không  thể đo lường sự tiến bộ xã hội, chẳng hạn như các tiến bộ hướng tới các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Khi số liệu thống kê hộ tịch đã lỗi thời, không đảm bảo chất lượng, hay đơn giản là không có sẵn, chúng ta phải dựa vào các  ước lượng của các mô hình phức tạp  do các chuyên gia triển khai, nhưng những ước lượng này thường có biên độ sai số rất lớn, hoặc phải dựa trên các cuộc điều tra thường xuyên và tốn kém để ước tính về những con số thống kê quan trọng này để hỗ trợ các chức năng quản lý  nhà nước và đánh giá tiến trình Phát triển Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG).

Thực trạng về phát triển CRVS toàn cầu: Cho dù lợi ích của CRVS là rõ ràng, nhưng hiện nay hơn 100 quốc gia đang phát triển vẫn không có các hệ thống CRVS hoạt động hiệu quả. Vấn đề thiếu tiến bộ trong phát triển CRVS đã được ông  Richard Horton – biên tập viên của Tạp chí Y học có uy tín Lancet đánh giá (2007) là “sự thất bại về phát triển nghiêm trọng nhất hơn 30 năm qua “. Ông đưa ra dẫn chứng là hàng năm có 40 triệu trẻ sinh ra,  một phần ba  trong đó không bao giờ được đăng ký chính thức, không được pháp luật thừa nhân thông qua hệ thống đăng ký CRVS và mỗi năm, khoảng 40 triệu người chết, ba phần tư các ca tử vong đó đều không đăng ký hoặc không đưa ra nguyên nhân và chứng nhận về mặt y tế. Ở Nam Á, chỉ  1% và 2% dân số ở Tiểu Sahara, Châu Phi  có  hồ sơ đăng ký CRVS hoàn chỉnh. Nếu vấn đề không nhận được sự quan tâm và phối hợp tức thì từ các bên liên quan ở cấp  khu vực, quốc gia và toàn cầu, chúng ta tiếp tục còn phải trả giá  cho sự sao nhãng này.

Ở các quốc gia có  thu nhập trung bình và thấp, chất lượng của nguồn dữ liệu CRVS thường là không đảm bảo. Vê việc này, ở đó có thể còn nhiều rào cản trong việc đăng ký, như nghèo đói, bị loại trừ về mặt xã hội, do cách trở về mặt địa lý, khuyết tật, phân biệt đối xử và dễ bị tổn thương, cũng như vấn đề luật pháp,  khâu quản lý và cơ sở hạ tầng quốc gia. Một trong những điểm yếu và phổ biến nhất đó được các nước trong mạng lưới  thống kê y tế (Metrics Health Network) đánh giá là : phạm vi hẹp và chất lượng  của CRVS ở các nước đó  còn  thấp, đặc biệt là dữ liệu về nguyên nhân gây ra cái chết. Tình trạng đáng buồn này là kết quả của nhiều năm lộn xộn, thiếu đầu tư  và thiếu phối hợp hỗ trợ quốc tế, không có cam kết chính trị về mặt nhà nước, nhận thức công chúng thấp và trình độ quản lý  hay hệ thống đăng ký yếu kém. Tác động của nó là làm cho các nước không thể xác định được  biến động  dân số, không thể ước tính được dân số hoặc tác động về mặt dịch tễ học đến  giáo dục, các dịch vụ xã hội, y tế và vấn đề phát triển bền vững.

Nỗ lực  khu vực cần sự liên kết của các tổ chức và các nhà tài trợ toàn cầu để hỗ trợ tăng cường củng cố hệ thống CRVS, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn toàn cầu và để trợ giúp về kỹ thuật cũng như vấn đề thực hiện. Hiện nay các đối tác khu vực Châu Phi, Châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Đông Địa Trung Hải đã tham gia vào quá trình tiến triển nhanh CRVS ở các nước trong  những khu vực. Đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tại kỳ họp thứ hai của mình ( tháng 12 năm 2010), Ủy ban Thống kê đã đề xuất phát triển một chương trình khu vực, nhằm cải thiện đăng ký dân sự và các số liệu thống kê hộ tịch và đặt mục tiêu  đến năm 2020 tất cả các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ có thể dựa vào số liệu thống kê hộ tịch tin cậy, để tạo ra đầy đủ các loại số liệu thống kê dân số, kinh tế, xã hội và môi trường. Một dự thảo chương trình khu vực về CRVS đã được soạn thảo với sự  tham khảo ý kiến của các đối tác và đã được thảo luận tại Cuộc họp Cấp cao Khu vực do ESCAP triệu tập ( tháng 12 năm 2012). Đối tượng tham gia là các lãnh đạo  đến  từ các tổ chức  thống kê quốc gia, cơ quan đăng ký hộ tịch, các bộ y tế và các bên liên quan khác, với mục đích là nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết cải thiện đăng ký dân sự và  thống kê hộ tịch. Trong số những ưu tiên về lĩnh vực thống kê, Ban Thư ký của Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC) cũng đã phát triển một kế hoạch  cải thiện số liệu thống kê hộ tịch giai đoạn 2011-2020 ở khu vực này. Kế hoạch này trùng hợp với chương trình thống kê 10-năm, được thực hiện dưới sự bảo trợ của SPC và đã được chính thức thông qua ở Hội nghị Bộ trưởng y tế Thái Bình Dương tại Vanuatu vào tháng 7 năm 2011./.

TMH

Nguồn: GLOBAL SUMMIT ON CIVIL REGISTRATION AND VITAL STATISTICS, 18-19 April 2013, Bangkok, Thailand  (http://www.globalsummitoncrvs.org/)

nghiên cứu khoa học
Comments (0)
Add Comment