Young Bae Kim, Cục trưởng Cục Thống kê kinh tế, Ngân hàng Hàn Quốc
Ngân hàng Hàn Quốc, UNSD và UNESCAP đã phối hợp tổ chức Hội thảo về Tài khoản quốc gia năm 2012: Thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia 2008 ở khu vực châu Á-Thái bình Dương và những thách thức, trong hai ngày 18-19/9/2012 tại Seoul, Hàn Quốc.
Hội thảo được chia thành 5 phiên họp chuyên đề, bao gồm tất cả các chủ đề chính được xem là cần thiết đối với sự hiểu biết để thực hiện SNA08. Bao gồm tình hình thực hiện SNA08 hiện nay ở các nước châu Á và Thái Bình Dương. Tất cả các chương trình nghị sự có liên quan đến chủ đề về tình hình thực hiện SNA08 được xem là cốt lõi. Điều đáng lưu ý là Ngân hàng Hàn Quốc hiện nay có thể ước tính ảnh hưởng của việc thực hiện SNA08 đối với thu nhập quốc dân của Hàn Quốc do công việc đã được thực hiện và do công việc đã hoàn thành ở các nước khác đã đưa ra các tỷ lệ thô.
Ông Jun Il Kim, Phó Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc, đã phát biểu chào mừng Hội thảo và nhấn mạnh rằng việc trình bày các tiêu chí chủ yếu, các phương pháp ứng dụng và các kết quả ước tính của các chuyên gia quốc gia sẽ dẫn dắt việc thực hiện SNA08 của các quốc gia khu vực châu Á-Thái bình Dương. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế, bao gồm Liên hợp Quốc và OECD, đề xuất việc thực hiện SNA08 nhanh ở tất cả các nước.
Giáo sư Byung Sam Yoo (Đại học Yonsei và Chủ tịch Ủy ban tư vấn về Tài khoản Quốc gia Hàn Quốc), và ông Gulab Singh, thay mặt Giám đốc UNSD tham dự hội thảo, Tiến sỹ Paul Cheung lưu ý rằng số liệu thống kê dựa trên các tiêu chuẩn tài khoản quốc gia mới sẽ phù hợp với sự thay đổi trong môi trường kinh tế và cung cấp thông tin có liên quan hơn so với trước đây. Họ cũng đánh giá cao tất cả các cơ quan thống kê quốc gia đã có rất nhiều nỗ lực.
Trong Phiên họp chuyên đề 1, ông Gulab Singh (UNSD), ông Young Tai Kim và ông Daniel Clarke (UNESCAP) đã trình bày tình hình thực hiện SNA08 trên thế giới, Hàn Quốc và các quốc gia khu vực châu Á-Thái bình Dương, và giới thiệu vai trò của các cơ quan thống kê quốc gia của các nước và các tổ chức quốc tế như Liên hợp Quốc, OECD, IMF, trong việc đảm bảo tiến trình của Liên hợp Quốc khi theo đuổi các dự án có hiệu quả. Trong số 197 nước thành viên LHQ, có 157 nước (81%) đang theo SNA93. Các nước còn lại, bao gồm cả một số nước châu Phi, vẫn biên soạn tài khoản quốc gia theo phiên bản trước đây, ví dụ như SNA năm 1968. Một cuộc khảo sát các nước không sử dụng SNA93 cho thấy những vấn đề cấp bách nhất là thiếu sự hỗ trợ chính trị và không có khả năng thu thập số liệu cơ bản.
Hàn Quốc đang theo dõi thực hiện các tiêu chuẩn SNA08 vào năm 2014 cùng với hầu hết các nước công nghiệp. Xem xét kết quả các thử nghiệm được thực hiện cho đến nay, có thể là mức GDP đã được công bố trong năm 2010 sẽ được điều chỉnh tăng khoảng 4%. Điều này chủ yếu là do sự thay đổi cách tiếp cận về nghiên cứu triển khai (R & D) và chi phí thiết bị quân sự trong SNA93 được phân loại là chi phí trung gian, nhưng trong SNA08 được coi là đầu tư.
Kết quả khảo sát ở 46 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương liên quan đến tình hình thực hiện SNA08 cho thấy nhiều quốc gia đã biên soạn số liệu sản xuất và tiêu dùng hàng năm. Tuy nhiên, kết quả chứng tỏ rằng các quốc gia này hiện không biên soạn số liệu thống kê hàng quý hoặc số liệu chi tiết hơn. Phân loại theo sáu – giai đoạn của Nhóm chuyên gia của Ban thư ký về tài khoản quốc gia (ISWGNA), thì hầu hết các quốc gia này vẫn ở giữa giai đoạn 1 và 2.
Tại các phiên họp khác trong thời gian hội thảo, Hàn Quốc và một số nước khu vực châu Á-Thái bình Dương đã giới thiệu kinh nghiệm về ảnh hưởng của thay đổi các tiêu chuẩn tài khoản quốc gia mới đối với GDP và đặc biệt liên quan đến bất động sản, tài chính và chuyển nhượng nước ngoài được đưa vào chương trình nghị sự SNA08.
Về bất động sản, dự kiến thay đổi cách tiếp cận liên quan đến R & D và chi phí thiết bị quân sự sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn đến giá trị GDP chung ở Hàn Quốc. Trong khi đó, ông Ka Wai Ma, Cơ quan Tổng điều tra và Thống kê Hồng Kông giới thiệu ví dụ của Hồng Kông tập trung chủ yếu vào phương pháp tiếp cận trong xử lý R & D và quyền sở hữu của các chuyển nhượng nước ngoài.
Về tài chính, sự chia nhỏ và thay đổi phương pháp tính kết quả cho các công cụ tài chính đã được giới thiệu. Những tính toán của Hàn Quốc đã phản ánh các ý kiến thảo luận của nhóm chuyên gia OECD liên quan đến cách tiếp cận dịch vụ trung gian tài chính (FISIM) đã được báo cáo. Về vấn đề này, Ung Wai Keong, Thống kê và Dịch vụ Tổng điều tra Macao, đã giải thích kinh nghiệm của Macao trong việc giới thiệu FISIM.
Về chuyển nhượng bên ngoài, Gulab Singh (UNSD) và Ngân hàng Hàn Quốc đã trình bày việc điều chỉnh SNA08 và Tài liệu hướng dẫn cân đối tài khoản lần thứ 6, và ảnh hưởng của việc thay đổi phương pháp để xử lý tạm nhập tái xuất. Trong khi đó, Ngân hàng Hàn Quốc đưa ra vấn đề không thống nhất giữa các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến việc xác định giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Điều này đã gợi ý sự tán đồng và vấn đề dự kiến sẽ được đưa vào chương trình nghị sự trong các cuộc họp liên quan.
Một phiên họp khác liên quan đến bảng cân đối tài khoản quốc gia, đang trong quá trình biên soạn tại Hàn Quốc, một chuyên gia đến từ Ngân hàng Hàn Quốc trình bày về khái niệm khấu hao trong hạch toán kinh tế, phương pháp ước tính các dịch vụ vốn và tình trạng hiện tại liên quan đến phương pháp xử lý các trụ sở và tổ chức công ty nắm giữ dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế mới. Daniel Clarke (UNESCAP) đã giới thiệu về “hệ thống hạch toán kinh tế môi trường tích hợp”, một tài liệu hướng dẫn sử dụng được biên soạn gần đây.
Cùng với hội thảo này, Ngân hàng Hàn Quốc đã kết hợp với UNSIAP,thực hiện một chương trình đào tạo về thực hiện SNA08 từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 9. Chương trình đào tạo tập trung vào cán bộ của các nước châu Á-Thái bình Dương chịu trách nhiệm sản xuất số liệu tài khoản quốc gia.
NTH
Nguồn: The Statistics Newsletter-OECD – issue No.58, February 2013