Các Cơ quan thống kê quốc gia (NSO) và Hệ thống thống kê quốc gia (NSS) đang làm việc trong một bối cảnh dữ liệu thay đổi nhanh chóng và đầy cạnh tranh. Họ phải thích ứng với những nhu cầu dữ liệu mới, như yêu cầu việc giám sát các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Sử dụng nguồn dữ liệu mới như dữ liệu hành chính và “dữ liệu lớn – Big Data” đòi hỏi những thay đổi trong các quy trình nội bộ của họ, cũng như xây dựng mối quan hệ đối tác với các cộng đồng dữ liệu khác. Mặc dù nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng, nhưng lãnh đạo các Cơ quan thống kê quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề nguồn lực hạn chế. Các Cộng đồng dữ liệu khác bên ngoài thống kê nhà nước có thể không chỉ đại diện cho lực lượng cạnh tranh, còn cung cấp các cơ hội quan trọng để giúp ứng phó với những thách thức này.
Để phát triển trong kịch bản nêu trên, chúng ta đặt câu hỏi liệu các mô hình tác nghiệp hiện tại của Cơ quan thống kê quốc gia có còn phù hợp? hay liệu có nên thay đổi?. Trong vài năm qua, một số giải pháp đã được phát triển và thử nghiệm trong các dự án quốc gia và quốc tế khác nhau.
Phiên họp này sẽ cung cấp cơ hội để chia sẻ những bài học kinh nghiệm từ trước đến nay và thảo luận về con đường phía trước. Tháng 9 năm 2016 Cơ quan Thống kê Hà Lan (CBS) đã khai trương Trung tâm thống kê dữ liệu lớn (Centre for the Big Data Statistics, CBDS), CBS là nơi đang khởi đầu hợp tác với một quy mô chưa từng có trong lĩnh vực Big Data. CBS gắn kết với các đội cộng tác quốc gia và thế giới từ chính phủ, giới kinh doanh, khoa học và giáo dục, tất cả cùng làm việc trong lĩnh vực công nghệ và phương pháp luận Big Data phục vụ việc sản xuất số liệu thống kê nhà nước. Kết quả cho thấy từ những cơ quan thống kê quốc gia nhỏ như Cơ quan thống kê Slovenia (SURS), họ có thể khuyến khích các cơ quan khác có nguồn lực hạn chế tạo ra lợi nhuận từ những cơ hội của nguồn dữ liệu thứ cấp. Cơ quan thống kê quốc gia ở những nước đang phát triển, đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng nhờ có công nghệ hiện đại và quản lý tốt đã góp phần tạo ra một nền văn hóa đổi mới, mà có thể biến điểm yếu thành cơ hội. Cơ quan thống kê Tanzania là một ví dụ tốt về sự lãnh đạo tài giỏi trong việc phát triển một hệ thống thống kê hiện đại cho đất nước. Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico (INEGI) là một trong những nơi Cơ quan thống kê nhà nước được kết nối với địa lý và là một đại diện cho mô hình đặc biệt được biết đến trong một vài quốc gia từ trước đến nay. Nó sẽ rất hữu ích để tìm hiểu mô hình cơ quan thống kê quốc gia nào có thể đáp ứng với những thách thức SDGs.
Thủ trưởng các Cơ quan thống kê nêu trên sẽ chia sẻ những bài học kinh nghiệm và quan điểm của họ về cách thực hiện trong tương lai. Kết quả hội thảo được tổng hợp bởi người đứng đầu bộ phận thống kê UNECE. Tại khu vực UNECE, hội nghị các nhà Thống kê Châu Âu đã được một nhà lãnh đạo quan trọng và là người ủng hộ cho hiện đại hóa tổng thể thống kê nhà nước trong nhiều năm qua. Hội nghị sẽ giải quyết các vấn đề sau:
– Chúng ta đã học được điều gì từ việc sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp (ví dụ như dữ liệu lớn và dữ liệu hành chính) và những khác biệt chính từ quan điểm về mô hình tác nghiệp trong cách tiếp cận của hai nguồn dữ liệu này để thực hiện đầy đủ các yêu cầu SDGs là gì?
– Những thách thức chính là gì?
– Vai trò lãnh đạo và quản lý của Cơ quan thống kê quốc gia trong việc thích nghi mô hình tác nghiệp của họ về yêu cầu dữ liệu và bối cảnh dữ liệu thay đổi.
– Những vấn đề nào nên được thay đổi trong mô hình tác nghiệp ở các Cơ quan thống kê hiện nay và những vấn đề nào phải duy trì?
– Tự chủ tài chính và ý chí chính trị mạnh mẽ trong các mô hình Cơ quan thống kê quốc gia.
Tất cả những vấn đề này được báo cáo bởi:
– Bert Kroese, Phó tổng cục trưởng, Statistics Netherlands
– Genovefa Ružić, Tổng cục trưởng Cơ quan thống kê Slovenia (SURS), Chủ tịch của Nhóm đối tác ESSC
– Albina Chuwa, Tổng cục trưởng, Cơ quan thống kê Tanzania
– Julio Alfonso Santaella Castell, Viện trưởng Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico (INEGI)
Vân Anh (dịch)
Nguồn: https://www.isi-web.org/images/news/2017-02Invitation%20ISI%20event%208%20March%202017.pdf