Có hai xu hướng rõ rệt đang ngày càng hiện diện nhiều hơn trong thế giới ngày nay là đô thị hóa nhanh chóng và các sự kiện nguy hiểm liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng tăng. Sự kết hợp của hai hiện tượng này làm tăng nguy cơ rủi ro cho con người, nền kinh tế và môi trường. Cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra bởi sự lây lan của dịch bênh Corona virus mới là một ví dụ điển hình về mô hình định cư và cách thức di chuyển của con người có thể làm cho các mối nguy hiểm xấu và dễ dẫn đến khủng hoảng.
Các khuyến nghị mới được Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc (UNECE) công bố hướng dẫn các quốc gia tận dụng tối đa dữ liệu và số liệu thống kê để giảm thiểu những rủi ro này và tăng cường các phản ứng khi có thảm họa xảy ra.
Quản lý rủi ro thiên tai là trách nhiệm thường được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn hoặc các bộ ngành, thường không có hoặc có sự tham gia của các cơ quan thống kê quốc gia. Tuy nhiên, số liệu thống kê rất quan trọng để quản lý rủi ro và ứng phó khi thảm họa xảy ra. Thông tin đáng tin cậy về dân số, kinh tế và nông nghiệp là rất quan trọng cả về quản lý rủi ro và sự sẵn sàng và ứng phó với thảm họa. Chẳng hạn, nếu chúng ta biết vị trí của những người dễ bị tổn thương nhất, chúng ta có thể đảm bảo rằng họ nhận được những sự trợ giúp khẩn cấp nhất, trong khi các tác động đến nền kinh tế và cơ sở hạ tầng sau thảm họa cũng đòi hỏi phải có số liệu thống kê chi tiết, thường là theo chiều không gian. Khi dịch Corona virus xuất hiện trên toàn thế giới, thông tin chính xác về nơi tập trung dân số già cho phép nỗ lực tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong khi các số liệu thống kê kinh tế chính thức rất quan trọng để phân tích các tác động lâu dài đối với xã hội.
Tiềm năng của số liệu thống kê chính thức từ các cơ quan thống kê quốc gia cũng được chứng minh gần đây khi Cơ quan Thống kê Canada sử dụng để giúp người ứng cứu khẩn cấp sau cơn bão tuyết kỷ lục. Biết được vị trí của người già, những người sống một mình và những gia đình có người lớn tuổi có nguy cơ bị nguy hiểm cao hơn rất quan trọng, khuyến nghị mới của UNECE cũng đưa ra kinh nghiệm từ một số quốc gia.
Trong thời kỳ thảm họa, vì muốn có số liệu một cách nhanh chóng chóng và vì một số mục đích khác, nên có thể được ưu tiên hơn so với tính chính xác thường – đặc trưng của số liệu thống kê chính thức. Các khuyến nghị đề xuất điều chỉnh để làm cho số liệu thống kê phù hợp hơn với các mục đích, ví dụ bằng cách điều chỉnh sự đánh đổi này để giảm thời gian trễ, cũng như cải thiện khả năng sử dụng để phân tích quy mô nhỏ bằng cách thêm thông tin không gian, đồng thời vẫn bảo mật thông tin thống kê.
Các khung chính sách toàn cầu để giảm thiểu rủi ro thiên tai, bao gồm Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris và Khung giảm thiểu rủi ro thiên tai, bao gồm các khung giám sát phụ thuộc vào dữ liệu mạnh mẽ. Các khuyến nghị UNECE giúp nâng cao vai trò của các hệ thống thống kê quốc gia trong việc đáp ứng nhu cầu của các khung giám sát này. UNECE đưa ra các bước thực tế có thể được thực hiện để tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý rủi ro thiên tai và kêu gọi các cơ quan thống kê quốc gia đóng vai trò tích cực hơn, đóng góp cho hệ thống toàn cầu trong việc đo lường các sự kiện và thảm họa nguy hiểm.
Chi tiết khuyến nghị xem tại: https://www.unece.org/index.php?id=53838
Lan Phương (dịch)
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: