Lạm phát trên toàn thế giới – Thống kê & Sự kiện

Lạm phát là sự gia tăng giá của tất cả các hàng hóa. Hầu hết các ngân hàng trung ương đặt mục tiêu lạm phát thấp và không đổi, thường từ 1,5% đến 4% mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới đã vượt ra ngoài điều này. Lạm phát cao có thể dẫn đến giảm sức mua, vì giá cả có xu hướng tăng trước tiền lương, và những người tiết kiệm hoặc sống bằng thu nhập cố định nhận thấy sức mua của họ bị thâm hụt. Siêu lạm phát là một ví dụ điển hình của hiện tượng này, nó có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế vì tiền tệ mất giá quá nhanh đến mức chúng trở nên vô giá trị. Lạm phát âm (thường được gọi là giảm phát) cũng là một vấn đề, khi các công ty và nhà tài chính trì hoãn đầu tư, dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị trì trệ.

Kỳ vọng lạm phát

Một trong những tác động chính của lạm phát là kỳ vọng. Nếu người lao động mong đợi giá cả tăng lên, họ yêu cầu mức lương cao hơn, và người sử dụng lao động của họ phải tăng giá để bù đắp chi phí này. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã phải vật lộn với kỳ vọng giảm phát kể từ cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro. Tình hình tương tự cũng có thể thấy ở Nhật Bản, nơi cả chính sách tài khóa và tiền tệ đều không thể giữ lạm phát trên 1%.

Các cách đo lường lạm phát

Lạm phát thường được đo lường bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thường không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu. Điều này đại diện cho một thước đo chi phí mà người tiêu dùng phải đối mặt, được tính toán để đại diện cho việc thay đổi giá ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào. Tuy nhiên, những người quan tâm hơn đến hoạt động kinh doanh nhìn vào chỉ số giá sản xuất (PPI) hoặc các chỉ số khác thể hiện chi phí của các công ty và có thể có những tác động khác đến thị trường tài chính. Vì mỗi ngành trải qua mức lạm phát khác nhau, nhiều nhà phân tích cũng chú ý đến chỉ số giá tiêu dùng cho ngành họ đã chọn. Tương tự như vậy, những người khác nhau có lợi ích tài chính khác nhau. Do có xu hướng sống bằng lương hưu cố định, những người hưu trí lo ngại hơn về sự thay đổi giá cả, và họ cho rằng lạm phát đáng lo ngại hơn những người trẻ.

Coronavirus và lạm phát

Đợt thứ tư của đại dịch coronavirus đi kèm với mức lạm phát cao. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ lạm phát đã tăng vọt từ 1,4% vào tháng 1 năm 2021 lên 7,5% vào năm 2022. Với việc giá cả các mặt hàng cơ bản tăng cao, nhiều người dân lo lắng về việc liệu họ có thể chi trả các khoản lớn hơn hàng tháng với cùng mức thu nhập hay không.

Giá dầu thô cũng đạt mức phi lý, chủ yếu do sự bùng nổ của cuộc chiến tranh vào Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022. Chi phí nhiên liệu tăng có thể thúc đẩy các nhà sản xuất tăng giá thêm. Tất cả những thực tế này dẫn đến kết luận rằng áp lực lạm phát khó có thể giảm bớt vào năm 2022.

Thu Hương (dịch)

Nguồn:  https://www.statista.com/topics/8378/inflation-worldwide/#dossierKeyfigures

CPICOVID-19Lạm pháttiêu điểm
Comments (0)
Add Comment