Nghiên cứu cập nhật bảng nguồn và sử dụng: bảng cân đối liên ngành

Bảng nguồn và sử dụng (Supply and use tables – SUT) về bản chất là một biến thể của bảng cân đối liên ngành (Input, output tables – IOT).

Ý tưởng của bảng IO, được phát triển từ biểu đồ kinh tế (Tableau économique, 1759) của Francois Quensnayvà “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của J.M.Keynes đã đưa ra lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, nguyên lý số nhân và hiệu suất biên của vốn, từ đó Wassily Leontief đã toán học hóa toàn diện quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế dựa trên hai bảng IO đầu tiên của năm 1919 và năm 1929 để phân tích về cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ. Mối liên hệ này được biểu diễn bởi một hệ thống hàm tuyến tính mà các hệ số được quyết định do

quy trình công nghệ. Vì bảng IO có thể phản ánh bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất của nền kinh tế.

Năm 1968 Richard Stone đưa bảng IO vào Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên hợp quốc, đồng thời cũng đưa ra ý tưởng lập ma trận sản xuất và ma trận sử dụng (Make and Use matrices) như một bước trung gian trong quá trình lập bảng IO, đến phiên bản SNA 1993 ma trân sản xuất và sử dụng được gọi là bảng nguồn và sử dụng (SUT).

Bảng IO vẫn tiếp tục được phát triển và mở rộng để nghiên cứu nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học và môi trường,… Một trong những điển hình của việc phát triển mô hình này là Ma trận hạch toán xã hội (Social Accounting Matrix – SAM) của Richard Stone (1966) và Mô hình IO liên vùng (Inter Regional IO) của Miyazawa (1976). Miller và Blair tiếp tục hoàn thiện các phương pháp phân tích bảng cân đối liên ngành trong cuốn “input-output analysis foundations and Extensions,1985”, phát triển từ phần mở rộng để ứng dụng vào lượng hóa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường.

Ở Việt Nam, bảng cân đối liên ngành đã được Tổng cục Thống kê xây dựng lần đầu tiên vào năm 1989. Cho đến nay, Việt Nam đã 5 lần công bố lập bảng cân đối liên ngành vào các năm 1989, 1996, 2000, 2007 và năm 2012. Chính khả năng lượng hóa các tác động từ cung đến cầu và sự biến hóa trong phần mở rộng giúp cho bảng cân đối liên ngành không chỉ giúp cân đối các chỉ tiêu vĩ mô mà còn trở thành một mô hình phân tích kinh tế được xem như hoàn hảo, vì vậy mà nhu cầu có bảng SUT, IO hàng năm là cần thiết. Tuy nhiên việc lập bảng IO rất tốn kém, ngoài nguồn số liệu đầy đủ, cần có một cuộc điều tra chuyên biệt với kỹ thuật phức tạp. Trước yêu cầu này, năm 1999, trong chương 9 của cuốn “Sổ tay biên soạn và phân tích bảng IO” cơ quan thống kê Liên hợp quốc đã hướng dẫn sử dụng phương pháp RAS (Ras method) để cập nhật bảng IO, trong cuốn “Cẩm nang mở rộng và những ứng dụng trong biên soạn bảng SUT, bảng IO”, cơ quan thống kê Liên hợp quốc đã hoàn thiện hơn phương pháp cập nhật cả SUT, IO bằng phương pháp RAS, phương pháp này đến này được trích dẫn nhiều nhất là phương pháp của Bùi và Nguyễn (2013).

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm

Tải tài liệu đính kèm

File File size Downloads
Bai1. So3.2023 331 KB 554
Comments (0)
Add Comment