Trên thế giới hiện nay có khoảng 44 quốc gia lồng ghép tăng trưởng kinh tế với môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nước (UN‐EMWIS, 2009). Tuy nhiên, vấn đề thiếu dữ liệu tổng hợp về nước là một trở ngại có hệ thống đối với việc ra quyết định và hoạch định chính sách liên quan đến việc sử dụng bền vững tài nguyên nước. Dữ liệu nước vô cùng cần thiết để cung cấp thông tin không chỉ về lượng nước, cả nước bề mặt và nước ngầm mà còn về chất lượng, tính xã hội và quan hệ kinh tế cũng như các chiều khác nhau của môi trường. Kết luận Phiên họp 6.4 “Dữ liệu cho tất cả” của Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 5 đã khẳng định điều đó. Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta chưa tiến hành được việc lập tài khoản Kinh tế – Môi trường đối với nước (SEEAW). Do đó, việc lập SEEAW là việc vô cùng cần thiết và cấp bách để đảm bảo cho việc hoạch định chính sách cũng như có cái nhìn tổng quan, rõ ràng về nguồn tài nguyên nước của quốc gia. Thực hiện việc lập SEEAW cũng giúp cho việc đánh giá việc thực hiện được một số mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Để phục vụ nghiên cứu và biên soạn tính toán tài khoản nước, việc lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào tài khoản nhằm đảm bảo phù hợp với phương pháp luận, khung khái niệm sẵn có của Liên hợp quốc, có thể so sánh quốc tế, vừa có tính khả thi trong việc sử dụng các số liệu sẵn có trong thời gian dài để đáp ứng yêu cầu của biên soạn hạch toán tài khoản nước.
Nội dung chi tiết xem tại Bai6.So6.2024.pdf