Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (NLTS) luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, thông tin thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản là “bằng chứng thực tiễn xác thực” làm cơ sở để đánh giá tình hình sản xuất NLTS của từng địa phương, từng vùng và cả nước phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp từ trung ương đến địa phương; đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.

Hoạt động thống kê NLTS là một phần trong hoạt động thống kê. Giai đoạn 2011-2020, hoạt động thống kê  NLTS đã đạt được những kết quả khả quan như thu thập, phổ biến nhiều chỉ tiêu thống kê quốc gia; áp dụng phần mềm CAPI và Webfrom vào các cuộc điều tra nhằm thu thập chính xác và cho kết quả nhanh chóng hơn; tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin với bộ, ngành, đặc biệt là với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN$PTNT),… Tuy nhiên hoạt động thống kê NLTS vẫn còn nhiều tồn tại như: Còn thiếu thông tin về hoạt động sản xuất NLTS, nhất là trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý, giám sát các Chiến lược; chất lượng thông tin còn hạn chế do phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý, kiểm soát số liệu còn bất cập; một số chỉ tiêu chưa đảm bảo tính so sánh cũng như chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức quốc tế; một số hoạt động thuộc lĩnh vực thống kê NLTS đặt ra trong CLTK11-20 chưa được hoàn thành. Chính vì vậy, việc xây dựng Chiến lược phát triển thống kê NLTS đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là rất cần thiết. Năm 2022-2023, Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và Thủy sản đã triển khai nghiên cứu phục vụ xây dựng Chiến lược. Trong nghiên cứu này, ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu, giải pháp, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện và giám sát, đánh giá trên cơ sở vận dụng lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng thống kê NLTS.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm

Tải tài liệu đính kèm

File File size Downloads
020224 624 KB 122
Comments (0)
Add Comment