Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức lao động. Bài viết dưới đây sẽ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tăng năng suất là động chung toàn nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm
Các nhân tố tác động tới năng suất lao động
Năng suất lao động được xác định:
π^L=y/N
Trong đó y là sản lượng và N là số lượng công nhân. Sản lượng y là đầu ra của hàm sản xuất:
y_t=A_t k_t^α N_t^β
trong đó At, kt , Nt là năng suất các nhân tố tổng hợp TFP, vốn vật chất và số lượng người lao động. Tại đây, chúng ta không tính đến chất lượng của máy móc, cũng như không tính đến kỹ năng của người lao động. Do đó, hàm sản xuất nên được viết lại là:
y_t=am_t 〖(K_t)〗^α 〖(N_t)〗^β
trong đó mt là chất lượng quản lý, môi trường kinh tế vĩ mô (sự ổn định, quy định của luật pháp), K_t là lượng vốn hữu hiệu, N_t là lao động có hiệu quả. Biểu thị ζt công nghệ được nhúng trong máy móc, θt biểu thị thời gian lao động, ht là vốn con người (giáo dục, đào tạo, sức khoẻ) của người lao động. Từ đó chúng ta có
K_t=ζ_t k_t,N_t=θ_t h_t N_t
ở đây TFP là:
A_t=⟦am_t ζ_t^α 〖(θ_t h_t)〗^β ⟧
Nếu chúng ta giả định θt phụ thuộc tích cực vào tiền lương hoặc tiền thưởng (cơ chế khuyến khích) khi đó:
A_t=⟦am_t ζ_t^α 〖(θ(w_t)h_t)〗^β ⟧
TFP không còn là một hộp đen nữa. Có thể thấy, nếu chúng ta đầu tư vào chất lượng của quản lý, vào công nghệ, vào đào tạo, giáo dục, y tế và nếu tiền lương của người lao động đủ khuyến khích chúng ta sẽ có TFP cao.
Với β = 1 – α . Chúng ta đạt được
y_t=A_t k_t^α N_t^(1-α)
A_t=⟦am_t ζ_t^α 〖(θ(w_t)h_t)〗^(1-α) ⟧
Từ những mối quan hệ này, chúng ta có được
π_t^L=y_t/N_t =⟦am_t ζ_t^α 〖(θ(w_t)h_t)〗^(1-α) ⟧ (k_t/N_t )^α
Như vậy, tăng trưởng năng suất lao động được thúc đẩy bởi sự đổi mới, giáo dục tốt hơn, và đầu tư vào vốn vật chất. Đổi mới và đầu tư của khu vực tư nhân yêu cầu một môi trường thân thiện với tăng trưởng, với các thể chế và các chính sách hỗ trợ, bao gồm các chính sách thúc đẩy kinh tế vĩ mô ổn định và thực thi pháp luật trong dài hạn. Ngoài ra, năng suất lao động còn được thúc đẩy bởi các cơ chế khuyến khích (w) trong ngắn hạn.