Phiên họp toàn thể lần thứ 60 các Nhà Thống kê Châu Âu (CES) được tổ chức tai Trung tâm Hội nghị Hợp tác và Phát triển ở Paris, Cộng hòa Pháp từ ngày 6-8 tháng 6 năm 2012. Đây là một trong những sự kiện lâu đời nhất của Ủy ban Kinh tế Châu Âu thuộc LHQ (UNECE), được xem như là một trong những diễn đàn quốc tế thiết thực, chủ động và có uy tín nhất trên thế giới. Những vấn đề Hội nghị thảo luận trong chương trình nghị sự là những hoạt động thống kê mang tính khu vực và toàn cầu, có tác động lớn đến kinh tế xã hội và được cộng đồng thống kê khu vực và toàn thế giới quan tâm theo dõi. Các chủ đề thường được Hội nghị bàn đến là phát triển bền vững, toàn cầu hóa, bình đẳng giới, các công nghệ mới trong chia sẻ dữ liệu, hiện đại hóa sản xuất thống kê,v.v.
Các nội dung chính được Hội nghị thảo luận lần này là: (1) những vấn đề nảy sinh từ phía Ủy ban Thống kê LHQ (UNSC) và các hoạt động của các Ủy ban khu vực; (2) thảo luận và kiến nghị về những thách thức đối với các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trong tương lai thông qua những bài học rút ra từ vòng tổng điều tra 2010 vừa qua; và (3) việc thi hành các nguyên tắc cơ bản của LHQ về số liệu thống kê chính thức, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến phối hợp từ các hệ thống thống kê quốc gia.
1. Những vấn đề nảy sinh từ phía Ủy ban Thống kê LHQ (UNSC) và các hoạt động của các Ủy ban khu vực
Hội nghị lần này tập trung thảo luận về những nội hàm trong các quyết định của Ủy ban Thống kê LHQ -UNSC về công việc của Hội nghị các nhà Thống kê Châu Âu – CES và Chương trình Thống kê của Ủy ban Kinh tế Châu Âu thuộc LHQ (UNECE) cũng như xem xét các hoạt động thống kê trong những 2010-2011 và những Ưu tiên đối với các năm 2012-2013 của bốn Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực thuộc LHQ, như Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á – Thái bình dương (ESCAP); Ủy ban Kinh tế Mỹ la tinh và Ca ri bê ( ECLAC); Ủy ban Kinh tế và Xã hội Tây Á ( ESCWA ); và Ủy ban Kinh tế Châu Phi`(ECA ). Về nội dung này, Ủy ban Thống kê LHQ đã báo cáo về các hoạt động thống kê chính của các Ủy ban khu vực trong năm 2010-2011 và những ưu tiện trong năm 2012–2013.
Tại Phiên họp thứ ba Ủy ban Thống kê của LHQ sắp tới (dự kiến sẽ diễn ra từ 12 đến 14 của tháng 12 năm 2012), Ủy ban này sẽ xem xét việc đáp ứng các nhu cầu thống kê và những ưu tiên mới nổi khác. Chẳng hạn, làm thế nào để đẩy mạnh hợp tác hoạt động thống kê giữa các quốc gia để hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống thông tin thống kê, phát triển thống kê môi trường. Thúc đẩy hơn nữa phát triển đo lường và cải thiện dữ liệu các lĩnh vực thống kê giới, thống kê về người tàn tật và thống kê khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức.
Một trong những vấn đề khu vực những năm 2010 và 2011 được Hội nghi quan tâm thảo luận liên quan đến khu vực Châu Á- Thái bình dương, đó là các hoạt động thống kê ở Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á- Thái bình dương – ESCAP. Các hoạt động của khu vực trong hai năm qua là đáng ghi nhận, đó là việc thông qua bốn nghị quyết liên quan đến số liệu thống kê của phiên họp thứ 67 của ESCAP trong năm 2011, thể hiện sự cam kết của các nước thành viên thúc đẩy phát triển thống kê, ưu tiên phát triển các lĩnh vực như thống kê kinh tế, thống kê xã hội, đăng ký hộ tịch và hiện đại hóa hệ thống thông tin thống kê, cũng như chiến lược cải tiến công việc đào tạo thống kê khu vực.
2. Thảo luận và kiến nghị về những thách thức đối với các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trong tương lai qua những bài học rút ra từ vòng tổng điều tra 2010. Tại Hội nghị, thông qua những bài học rút ra từ vòng tổng điều tra vừa qua các nhà thống kê Châu Âu đã thảo luận và có những kiến nghị cụ thể về những thách thức đối với các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trong tương lai. Qua việc các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở đã được tiến hành ở hầu hết các quốc gia trong năm 2010, Hội nghị đã ghi nhận các cuộc điều tra đã được triển khai theo phương pháp thu thập mới, có hiệu quả hơn so với ở các vòng điều tra trước. Những đổi mới công nghệ quan trọng và phương pháp thu thập hữu hiệu đã được triển khai ở nhiều quốc gia. Một số nước đã chấp nhận sử dụng sổ đăng ký để sản xuất dữ liệu điều tra. Các quốc gia khác đã sử dụng các phương pháp thu thập mới qua internet và đưa vào sử dụng các thiết bị cá nhận có trợ giúp kỹ thuật số ( PDAs) và dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS) trong các hoạt động điều tra, qua đó đã quản lý tốt công việc điều tra và tăng tỷ lệ tự trả lời điều tra hay tỷ lệ trả lời điều tra chung và đối phó được với những thách thức trong sản xuất dữ liệu chất lượng cao cũng như kiểm soát được chi phí điều tra, chất lượng dữ liệu và giảm dần những lo ngại về gia tăng kinh phí. Vì vậy gánh nặng đối với người cung cấp thông tin điều tra và lượng người tham gia vào cuộc điều tra cũng đã giảm dần.
Chủ đề về những bài học và thách thức đối với các cuộc tổng điều tra trong tương lai, nhiều cơ quan thống kê quốc gia đã có báo cáo tham luận, Thống kê công hòa Áo báo cáo về ‘ Những thách thức trong chuyển đổi từ tổng điều tra truyền thống sang dựa vào hồ sơ đăng ký ; Thống kê Ba Lan tham luận về “Những bài học rút ra từ tổng điều tra Dân số và Nhà ở Ba Lan; Thống kê Brarzin báo cáo về ‘ tổng điều tra dân số 2010: những đổi mới và bài học
Những bài học từ các vòng điều tra dân số và nhà ở vừa qua đã được Hội nghi thảo luận và xác định các vấn đề phải đối mặt trong các cuộc điều tra vừa qua ở nhiều nước, đó là điều kiện tài chính hạn chế, nhu cầu thu thập thông tin điều tra ngày càng cao, chu kỳ thu thập thông tin thay đổi và vấn đề bảo mật. Tất cả những vấn đề trên hiện vẫn là những thách thức trong việc chỉ đạo điều tra ở nhiều quốc gia trong tương lai. Tương lai của tổng điều tra và vai trò của các hệ thống thống kê quốc gia cũng được thảo luận sôi nổi, Hội nghị đã được nghe các báo cáo của cơ quan thống kê các nước như “ Hướng chiến lược đối với Tổng điều tra Dân số và Nhà ở của New Zealand; Kinh nghiệm và những triển vọng về việc tiến hành các cuộc tổng điều tra dân số ở Nga; Thống kê Italy báo cáo về “ Hướng đến mô hình mới về sử dụng liên tục sổ đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu được mã hóa về đặc điểm nhân khẩu vùng. Qua đó,Hội nghị đã có những kết luận thống nhất về các vấn đề như: phương pháp thu thập thông tin điều tra truyền thống đã lỗi thời; tổng điều tra cần được tích hợp chặt chẽ với các chương trình điều tra xã hội; thông tin điều tra có thể thu thập được và rất cần từ nhiều nguồn khác; nội dung chính của các bảng hỏi ,v.v.
3. Việc thi hành các nguyên tắc cơ bản của LHQ về số liệu thống kê chính thức, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến phối hợp giữa các hệ thống thống kê quốc gia.
Phiên họp lần thứ 42 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) đã yêu cầu Hội nghị các nhà thống kê Châu Âu có những đánh giá khu vực về việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản và phát triển bản hướng dẫn thiết thực để thực hiện các nguyên tắc cơ bản của LHQ về số liệu thống kê chính thức, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến phối hợp giũa các hệ thống thống kê quốc gia. Tại Hội nghị này, các nhà thống kê đã thảo luận các vấn đề thực hiện các nguyên tắc cơ bản của số liệu thống kê chính thức, bao gồm cả nhu cầu gia tăng tính độc lập và trách nhiệm về chuyên môn khi phải đối mặt với việc cắt giảm ngân sách ở cả quốc gia lẫn quốc tế, làm thế nào để nâng cao nhận thức và thừa nhận các nguyên tắc cơ bản, chống lại một cách có hiệu quả áp lực từ chính quyền can thiệp vào hoạt động thống kê. Vấn đề bảo vệ chống lại lạm dụng số liệu thống kê cũng được thảo luận giải quyết. Ngoài việc xem xét sự cần thiết có hướng dẫn về việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản, Hội nghị còn chuẩn bị về mặt thể chế và thực hành để thực hiện thành công các nguyên tắc đó. Về vấn đề này, thống kê Cộng hòa Czech có báo cáo về ‘” Thực hiện các nguyên tắc cơ bản về số liệu thống kê chính thức: những thách thức liên quan đến tính độc lập của hệ thống thống kê quốc gia; Cơ quan Thống kê Ukraine báo cáo về “ Những vấn đề thực hiện các nguyên tắc cơ bản của số liệu thống kê chính thức trong các nước có nền kinh tế chuyển đổi: trường hợp của Ukraine. Thống kê Vương quốc Anh báo cáo về “ Việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của LHQ về số liệu thống kê chính thức
Vấn đề phối hợp các hệ thống thống kê quốc gia, trong thực tế đó là một trong các nguyên tắc khó thực hiện nhất. Các cuộc điều tra về thực hiện các nguyên tắc cơ bản, tiến hành trong năm 2004 (do cơ quan Thống kê LHQ-UNSD) và 2009 (do Ủy ban Kinh tế châu Âu, LHQ-UNECE) cho thấy sự phối hợp giữa các hệ thống thống kê quốc gia nằm trong số nguyên tắc ít được thực hiện nhất. Đánh giá toàn cầu gần đây tại một số nước ở các khu vực như Đông Âu, Trung Á, Đông Nam Âu, Tây Nam Á và Trung Á đã xác nhận là nhiều nước gặp khó khăn trong lĩnh vực này. Phiên họp đã đưa ra thảo luận vấn đề phối hợp theo quan điểm rộng hơn so với phối hợp các hoạt động thống kê của các nhà sản xuất về số liệu thống kê chính thức khác, phiên họp cũng quan tâm đến những người cung cấp dữ liệu và những người sử dụng chính nguồn số liệu thống kê chính thức. Tất cả thảo luận, đánh giá và khuyến nghị đều nhằm tìm cách để có thể phối hợp tốt hoạt động của các hệ thống thống kê quốc gia trong tương lai.
Nguồn :http://www.unece.org/stats/documents/2012.06.ces.html, TMH