(Hình ảnh chuỗi thông tin DNA, trong Sinh học gọi là chuỗi thông tin di truyền ADN)
Lưu trữ dữ liệu bằng DNA là một cách hiệu quả hơn nhiều so với lưu trữ thông tin bằng silicon (silicon là các polyme tổng hợp dùng cho việc tạo chất bán dẫn lưu trữ dữ liệu trong ngành công nghiệp). Tuy nhiên, DNA là nơi lưu trữ thông tin di truyền ở cấp độ phân tử của các tế bào trong hầu hết các sinh vật sống và do dữ liệu hàng ngày của con người tạo ra, nên nhu cầu dung lượng lưu trữ ngày càng tăng. Các nhà khoa học đã quan sát đến giải pháp bằng cách lưu trữ dữ liệu vào các chuỗi DNA.
Điều đáng chú ý về lưu trữ trong DNA là khả năng chứa số lượng dữ liệu khổng lồ. Các nhà nghiên cứu ước tính 1 gram DNA có khả năng lưu trữ 215 petabytes (215 nghìn tỷ đơn vị thông tin dữ liệu). Điều này tương đương với 215 nghìn ổ cứng ngoài loại thông dụng WD có dung lượng 1TB, có trọng lượng khoảng 30 tấn. Hơn nữa, các nhà khoa học ước tính có thể lưu trữ tất cả các thông tin trên thế giới trong một chiếc xe hơi 4 chỗ chứa đầy các chuỗi ADN.
Máy vi tính lưu trữ thông tin dữ liệu bằng chuỗi các số nhị phân 0 và 1. Tuy nhiên, các chuỗi DNA lưu trữ dữ liệu bằng 4 loại hóa chất có tên A, G, C, và T (viết tắt của 4 chữ cái: Adenine, Guanine, Cytosine, và Thymine). Đây là 4 chữ cái tóm tắt cho 4 hóa chất cơ bản tạo thành các chuỗi DNA. Do đó, để lưu trữ được dữ liệu trên DNA, việc cần phải làm là chuyển mã kỹ thuật số (0 và 1) sang mã của ADN (A, G, C, và T).
Tại sao cần lưu trữ sang mã DNA?
Các phân tử DNA có thể sống hàng ngàn năm. Còn đĩa CD, USB và các ổ đĩa cứng thì không thể tồn tại được bền vững. Các thiết bị lưu trữ nhân tạo bắt đầu hao mòn sau vài năm. Thiệt hại xảy ra do sử dụng quá mức, bụi bẩn và đôi khi do môi trường khắc nghiệt, như nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, có những thách thức đối với việc lưu trữ DNA vì những trở ngại xuất hiện trong tốc độ mã hoá thấp và chi phí cao. Nhưng dần dần, các nhà khoa học có thể cải thiện để bộ nhớ DNA sẵn có thể lưu trữ thông tin cho cả thế giới vào một ngày nào đó trong tương lai gần.
Công Hoan (lược dịch)
Nguồn: http://scivenue.com/2017/07/17/dna-storage/