Câu hỏi: (PV Thu Trang-VOV1) Trong thời gian qua ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành kinh tế mũi nhọn rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào GDP. Đề nghị TCTK cho biết việc điều chỉnh lại GDP lần này sẽ thay đổi như thế nào trong cơ cấu đóng góp của ngành công nghiệp và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo?
(Nguồn: Họp báo)
Trả lời:
(Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng, Vụ TK Công nghiệp)
Theo số liệu điều chỉnh như chúng ta biết, năm 2017 quy mô ngành chế biến, chế tạo tăng 85%, có lẽ là một trong những ngành tăng cao nhất theo quy mô điều chỉnh, số liệu điều chỉnh này đã phản ánh đúng thực tế tăng trưởng kinh tế. Hiện nay theo số liệu tính toán GDP công bố lại thì chúng tôi tính theo GDP bình quân đầu người, ngành chế biến chế tạo theo sức mua tương đương năm 2010, Việt Nam đạt 1.004 USD và theo đánh giá của UNIDO những nước có thu nhập bình quân đầu người ngành chế biến, chế tạo từ 1000 USD trở lên tính theo sức mua tương đương thì được coi là một nước có nền công nghiệp mới nổi. Việt Nam là một nước có nền công nghiệp mới nổi từ năm 2010 theo GDP công bố lại còn nếu theo quy mô GDP chưa đánh giá lại thì chúng ta chưa đạt 1 nước công nghiệp mới nổi. Từ năm 2017 theo số liệu cũ thì ngành chế biến, chế tạo chỉ đóng góp 15,3% còn theo GDP đánh giá lại, ngành chế biến chế tạo đóng góp 22,6% tăng 7,3 điểm phần trăm, có thể nói rằng đây là một trong những ngành kinh tế có đóng góp quan trọng nhất tới tốc độ và quy mô GDP, trong những năm gần đây ngành chế biến, chế tạo luôn đi đầu và là ngành mũi nhọn đóng góp điểm phần trăm cao nhất vào tăng trưởng GDP, tôi cho rằng cách đánh giá mới này sẽ đem lại số liệu thực sự đúng vị trí, chức năng cũng như tầm quan trọng của ngành chế biến, chế tạo trong tương lai.