Vai trò của lúa (thóc) trong nền kinh tế Việt Nam

Văn hóa của người Việt gắn liền với văn minh lúa nước; dân tộc Việt Nam là một dân tộc nông dân chuyên nghề trồng lúa, có lịch sử hàng nghìn năm chuyên cần, chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm. Người Việt sống bằng cách nương nhờ, tận dụng ưu thế tự nhiên dành cho mình. Môi trường tự nhiên tươi đẹp, phồn thịnh của một xứ nóng ẩm, mưa nhiều, đậm đặc yếu tố sông nước tự nhiên đã khiến người dân Việt lựa chọn nghề trồng lúa để sinh sống. Biết bao lần dân tộc trải qua phong ba bão táp của thiên tai, địch họa thì cây lúa đều là cứu cánh của dân tộc. Khi xã hội phồn thịnh ảo thì con người thường có thái độ coi thường người nông dân và cây lúa. Trớ trêu là hiện nay trong các báo cáo kinh tế cơ cấu lúa nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung ngày càng thấp trong GDP càng được xem là thành tích. Biết bao cánh đồng lúa phì nhiêu nay đã thành sân golf, thành các khu công nghiệp, khu chế xuất cơ bản làm gia công và các nhà cao tầng. Nghiên cứu này sử dụng bảng cân đối liên ngành nhằm nhìn lại một cách tổng quát vai trò của cây lúa trong nền kinh tế Việt Nam; vai trò của một ngành trong nền kinh tế không phải tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành đó trong GDP mà là mức độ lan tỏa của ngành đó đến các ngành khác của nền kinh tế trong mối quan hệ liên ngành.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm

Tải tài liệu đính kèm

File File size Downloads
Bai1. So6.2022 483 KB 612
Comments (0)
Add Comment