Vận dụng phương pháp nghiên cứu dịch chuyển tỷ trọng để đánh giá đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Tăng trưởng năng suất lao động là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của mỗi quốc gia vì đây là động lực chính tác động tới tăng trưởng kinh tế. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng, phương pháp phân tích dịch chuyển tỷ trọng (SSA) để nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối liên hệ với tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng NSLĐ đạt 5,25%/năm, trong đó tăng năng suất nội ngành chiếm 66% và chuyển dịch cơ cấu lao động chiếm 34% (hiệu ứng chuyển dịch tĩnh chiếm 34,4%; hiệu ứng chuyển dịch động chiếm -0,6%). Kết quả này cho thấy, tăng NSLĐ trong giai đoạn này chủ yếu là do đóng góp của tăng trưởng NSLĐ nội ngành. Trong đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động, đóng góp của hiệu ứng chuyển dịch tĩnh vào tăng trưởng NSLĐ gấp nhiều lần so với hiệu ứng chuyển dịch động.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm

Tải tài liệu đính kèm

File File size Downloads
Bai2. So3.2023 414 KB 596
Comments (0)
Add Comment