Các quốc gia đang tiến triển quá chậm về tăng trưởng xanh

Ngày 20/06/2017 – Báo cáo mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, nhiều quốc gia đã sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn và các dịch vụ do môi trường cung cấp, tạo ra nhiều sản lượng kinh tế hơn trên một đơn vị carbon thải ra và về năng lượng hoặc nguyên liệu tiêu thụ. Tuy nhiên, tiến bộ là quá chậm, và nếu tính cả phát thải trong thương mại quốc tế được đưa vào, những tiến bộ trong năng suất môi trường là khiêm tốn.

Các chỉ số tăng trưởng xanh 2017 sử dụng một loạt các chỉ số, từ việc sử dụng đất đến phát thải CO2 và cải tiến công nghệ cho thấy trong 46 quốc gia xếp hạng cân bằng tăng trưởng kinh tế với áp lực môi trường trong giai đoạn 1990-2015 thì có Đan Mạch, Estonia, Anh, Ý, Cộng hòa Slovakia đã có những tiến bộ nhiều nhất về tăng trưởng xanh kể từ năm 2000.

Báo cáo cho thấy không có quốc gia nào hoạt động tốt trên tất cả các khía cạnh tăng trưởng xanh và phần lớn các quốc gia được nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn ngắt kết nối tăng trưởng kinh tế từ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và phát thải chất ô nhiễm. Tiến bộ thường không đủ để bảo vệ cơ sở tài nguyên thiên nhiên hoặc giảm áp lực lên các hệ sinh thái và các dịch vụ môi trường tự nhiên như lọc nước và điều tiết khí hậu.

Giám đốc Môi trường OECD, Ông Simon Upton, cho biết: “Mặc dù có dấu hiệu tăng trưởng xanh, nhưng hầu hết các quốc gia đều chỉ đạt được một hoặc hai tiêu chí”. “Chúng ta cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong vấn đề bảo vệ tài sản tự nhiên và giảm ô nhiễm môi trường…”  Báo cáo cho thấy từ năm 1990, tất cả các nước OECD và G20 đã tăng năng suất điều chỉnh môi trường tổng thể – một cách để đo lường năng suất kinh tế, gây áp lực làm giảm ô nhiễm môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Năng suất cacbon (GDP trên một đơn vị CO2 thải ra) được cải thiện, với một nửa trong số 35 nước thành viên của OECD “tách” phát thải khỏi sự tăng trưởng, nghĩa là lượng khí thải không còn tăng cùng với tăng trưởng. Thụy Sĩ và Thụy Điển cho thấy mức năng suất cacbon cao nhất, trong khi Slovakia, Latvia và Ba Lan giảm lượng khí thải CO2 do tăng trưởng GDP.

Một hình ảnh rõ nét hơn xuất hiện khi các luồng thương mại được đưa vào và phát thải được xem xét từ quan điểm của tiêu dùng cuối cùng. Hầu hết các nước OECD là các nước nhập khẩu lượng khí thải CO2, vì vậy khi lượng CO2 thải ra trong giai đoạn sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở nước ngoài được đưa vào, chỉ có 12 nước OECD tách khí thải ra khỏi GDP.

Để tạo ra 1.000 USD GDP, trung bình các nước OECD tiêu thụ khoảng 420 kg nguyên liệu phi năng lượng, 111 kg sản phẩm năng lượng và phát thải khoảng 260 kg CO2.

Những phát hiện chính trong báo cáo bao gồm:

Trong số 46 quốc gia được khảo sát, Iceland, Costa Rica và Thụy Điển có tỷ lệ t sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cao nhất trong tổng số hỗn hợp năng lượng tiêu dùng. BRIICS[1] có tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trung bình cao hơn 14,8% so với các nước OECD ở mức 9,6%, nhưng tỷ lệ này đã giảm trong BRIICS kể từ năm 1990 và tăng lên trong khu vực OECD. (Xem trang 41)

Trung Quốc và Hoa Kỳ trích xuất hầu hết các loại nguyên liệu phi năng lượng, theo sau là Ấn Độ và Brazil (chủ yếu là sinh khối), Nam Phi và Canada (chủ yếu là kim loại). Trên toàn cầu, khai thác vật liệu đã tăng hơn 200% kể từ năm 1980, chủ yếu là do sự gia tăng trong khai thác khoáng sản phi kim loại. Hà Lan, Anh và Nhật Bản đạt điểm cao nhất về năng suất vật chất. (Xem trang 45)

Các khu vực đô thị đang phát triển nhanh chóng, ngay cả ở một số nước đã được đô thị hóa cao, và khắp các khu vực xây dựng của OECD đang phát triển nhanh hơn so với dân số. So với năm 1990, các toà nhà chiếm hơn 30% diện tích đất hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, diện tích nước Anh đã được chuyển đổi sang các tòa nhà từ năm 1990. Xây dựng trên đất đai nông nghiệp có nghĩa là mất diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp và đa dạng sinh học và có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước. (Xem trang 64-67)

Ô nhiễm không khí còn nguy hiểm. Ít hơn một trong ba nước OECD đáp ứng được các hướng dẫn về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới đối với chất thải hạt mịn, mức ô nhiễm còn cao và đang gia tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ. (Xem trang 87)

Sự đột biến trong đổi mới và công nghệ xanh vào đầu những năm 2000 đã làm tăng năng suất và tăng trưởng nhưng từ năm 2011 hoạt động sáng tạo đã chậm lại trong tất cả các lĩnh vực công nghệ chính liên quan đến môi trường. Khoảng 90% công nghệ xanh có nguồn gốc từ các nước OECD, nhưng đóng góp của Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng lên nhanh chóng. (Xem trang 102-105.)

Các quốc gia đang sử dụng nhiều hơn các khoản thuế liên quan đến môi trường, nhưng đóng góp của chúng vào tổng thu thuế đã giảm từ năm 1995. Doanh thu các khoản thuế liên quan đến môi trường trong khu vực OECD tăng, chiếm 5,2% tổng doanh thu thuế, ít hơn rất nhiều so với doanh thu thuế lao động. (Xem trang 125, 129)

Chi tiết báo cáo xem tại: http://www.oecd.org/environment/green-growth-indicators-2017-9789264268586-en.htm

Anh Tuấn (dịch)

Nguồn: http://www.oecd.org/newsroom/countries-are-progressing-too-slowly-on-green-growth.htm


[1] Là viết tắt chữ cái đầu tên các nước: Brazil, Russia, India, Indonesia, China, South Africa