Chỉ tiêu đo lường tri thức thống kê dựa vào tài liệu của các tờ báo được phát hành của quốc gia

Một Nhóm nghiên cứu xây dựng một chỉ tiêu tổng hợp để đo lường tri thức thống kê trên phạm vi toàn cầu. Chỉ tiêu này được báo cáo như là một phần của Chương trình hành động Busan về khung lô-gic thống kê được thống nhất tại Diễn đàn cấp cao lần thứ 4 về Hiệu quả của viện trợ năm 2011. Chỉ tiêu đưa ra một phương pháp đo lường gián tiếp của việc sử dụng và tham gia quan trọng của thống kê trên các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng các bài viết từ RSS[1] của năm tờ báo hàng đầu của quốc gia.

Xem thêm các kết quả tại www.paris21.org/literacy

Những gì đang được đo lường ?

Công việc viết báo của các nhà báo có thể được xem là một hình ảnh về nhu cầu của một quốc gia về các sự thật thống kê và chiều sâu của các phân tích quan trọng. Việc tập trung vào năm tờ báo hàng đầu của quốc gia đảm bảo rằng chỉ tiêu phản ánh hầu hết việc sử dụng các sự thật thống kê. Các bài báo nhìn chung là có sẵn và điều này làm chúng đại diện cho bộ phận dân chúng có học thức của quốc gia.

Chỉ tiêu đo lường tri thức thống kê là một chỉ tiêu tổng hợp ba chiều với quyền số (tính bằng phần trăm) bằng nhau của các bài báo mang tầm quốc gia có trích dẫn số liệu thống kê từ các sách thống kê được phân loại theo các mức 1, 2 và 3 tương ứng. Ba mức độ này được lấy từ sách thống kê của Watson and Callingham (2003). Cuốn sách này xây dựng khái niệm thực hành cho các phạm trù có trong Từ điển Oxford về thuật ngữ thống kê sử dụng ba mức thành phần lần lượt là: (1) Sử dụng nhất quán, không chọn lọc số liệu thống kê; (2) Sử dụng có chọn lọc số liệu thống kê và (3) Sử dụng toán học có chọn lọc đối với thống kê. Đối với mỗi mức độ thành phần, chúng ta có được phần đóng góp của các tài liệu mà trong đó có chứa các chuỗi từ khóa phù hợp với phân loại lần lượt cho từng nước. Sau đó, một điểm số chung của tri thức thống kê trên phạm vi toàn cầu được tính bằng tổng của ba thành phần đóng góp (nêu trên).

Mối quan hệ với các đánh giá quốc tế về tri thức đối với các nước phát triển

Để khẳng định tính hợp lệ bên ngoài của chỉ tiêu, các điểm số về tri thức được thực hiện tương quan với các biến sẵn có khác là do tổ chức Xu hướng Toán học quốc tế và Nghiên cứu khoa học (TIMSS) thực hiện. TIMSS là một đánh giá quốc tế về trình độ toán học của học sinh, đánh giá tối thiểu 5000 học sinh của mỗi hệ thống giáo dục tham gia. Một bộ phận của TIMSS có tên gọi là Dữ liệu và Cơ hội nhằm mục đích nắm bắt một số khái niệm tương tự như chỉ tiêu này và tương quan tốt (ở mức ý nghĩa 10%) với điểm tri thức của chúng ta cho một mẫu gồm 21 quốc gia.

Các hạn chế

Nguồn dữ liệu được sử dụng cho tính toán chỉ tiêu có một số hạn chế. Đầu tiên, chỉ tiêu đang đo lường việc đếm các thuật ngữ, trong khi sự hiểu biết cần phải được kiểm tra với “sự phù hợp” của thuật ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh. Thứ hai, việc tính toán chỉ tiêu hiện nay bị giới hạn trong bốn ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) và bỏ qua các ngôn ngữ khác. Cuối cùng, các tờ báo và blog chỉ là một bộ phận của truyền thông quốc gia. Tuy nhiên, phát thanh và truyền hình không thể dễ dàng được nắm bắt trong một định dạng đọc được bằng máy. Các công cụ hứa hẹn mới, như các công cụ phân tích phát thanh do Pulse Lab Kampala và Liên hợp quốc ở Uganda xây dựng có thể lấp đầy những khoảng trống này trong những năm tới.

Tại sao không sử dụng các phương pháp đo lường trực tiếp hơn ?

Một hạn chế của việc sử dụng các phương pháp đo lường trực tiếp hơn dựa trên các cuộc khảo sát hoặc đánh giá các kỹ năng là chúng thường bao gồm các khái niệm rộng hơn cho một tổng thể nhỏ hơn, ít khi được báo cáo và/hoặc không thể so sánh giữa các quốc gia. Các phương pháp đo lường khác, như tỷ lệ phần trăm dân số làm các công việc liên quan đến thống kê (dựa trên dữ liệu của Điều tra Dân số và Sức khỏe) hoặc tỷ lệ biết chữ dựa trên bộ dữ liệu toàn cầu của Ngân hàng Thế giới về trình độ học vấn được bàn luận trong báo cáo.

ĐBH (dịch)

Nguồn: http://www.paris21.org/Indicator-for-statistical-literacy-national-newspaper-archives


[1] Theo https://vi.wikipedia.org/, RSS là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) được dùng bởi nhiều website tin tức và weblog. Công nghệ của RSS cho phép người dùng Internet có thể đặt mua thông tin từ các websites có cung cấp khả năng RSS (RSS feeds); chúng thường là các site có nội dung thay đổi và được cập nhật thường xuyên. Để có thể dùng công nghệ này, các người quản trị site đó tạo ra hay quản lý một phần mềm chuyên dụng (như là một hệ thống quản lý nội dung – content management system-CMS), với định dạng XML máy có thể đọc được, có thể biểu diễn các bài tin mới thành một danh sách, với một hoặc hai dòng cho mỗi bài tin và một liên kết đến bài tin đầy đủ đó. Khác với việc mua nhiều ấn phẩm của các tờ báo hay tạp chí in giấy, hầu hết việc mua RSS là miễn phí.