Để cả năm đạt tốc độ tăng trưởng 6% như kế hoạch, hay 6,5% như mục tiêu đặt ra chắc là rất khó khăn vì cả ba “mã” trong “cỗ xe tam mã” đang có dấu hiệu đuối sức

Câu hỏi:  (PV Mạnh Bôn (Thực hiện) Báo đầu tư) Nhưng để cả năm đạt tốc độ tăng trưởng 6% như kế hoạch, hay 6,5% như mục tiêu đặt ra chắc là rất khó khăn vì cả ba “mã” trong “cỗ xe tam mã” đang có dấu hiệu đuối sức? (Nguồn: https://baodautu.vn/muc-tang-truong-448-la-tich-cuc-d140497.html)

Trả lời:

PGS-TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)

Nhìn sơ qua thì thấy như vậy, song cần phải phân tích kỹ.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại thế giới đang gặp khó khăn rất hy hữu là thiếu container khiến chi phí vận tải tăng. Với Việt Nam, đây chỉ là khó khăn cục bộ với một số nhóm hàng đông lạnh, tươi sống, lương thực, thực phẩm, cần bảo quản đặc biệt trong quá trình vận chuyển, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn; còn các mặt hàng khác như dệt may, da giày, điện tử, điện thoại và linh kiện… không gặp phải trở ngại này, nên tốc độ tăng trưởng năm nay chắc chắn sẽ vượt xa mục tiêu đặt ra.

Nguồn lực đầu tư công năm 2021 vẫn cao hơn năm 2020, dù không nhiều, nhưng còn nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-200 chưa giải ngân hết tiếp tục được giải ngân đến hết ngày 31/12/2021.

Người dân đã quen với việc “sống chung” với Covid-19, không có chuyện phong tỏa toàn xã hội, nên nhu cầu tiêu dùng, cả tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, tiêu dùng đầu vào cho sản xuất – kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Đặc biệt, du lịch nội địa sẽ tăng tốc vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, sẽ là đòn bẩy giúp tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ.