Đổi mới đáp ứng truyền thống: Các cuộc Tổng điều tra dân số định hình dữ liệu hành chính ở Châu Á – Thái Bình Dương

Nhu cầu thống kê ngày càng tăng và phát triển trước những hạn chế về chi phí tăng và tỷ lệ phản hồi giảm đang là thách thức trong việc thực hiện tổng điều tra dân số. Đại dịch COVID-19 là một lời nhắc nhở rõ ràng về việc các sự kiện không lường trước được có thể làm gián đoạn việc thu thập dữ liệu trực tiếp bất cứ lúc nào. Để đáp lại, các cơ quan Thống kê quốc gia (NSO) trên toàn cầu và cụ thể ở Châu Á -Thái Bình Dương, đang khám phá việc sử dụng các nguồn dữ liệu hành chính như một giải pháp khả thi.

Phương pháp tổng điều tra dân số kết hợp đang gia tăng ở Châu Á và Thái Bình Dương

ESCAP gần đây đã công bố ấn phẩm: Các xu hướng mới nổi trong cách tiếp cận tổng điều tra dân số ở Châu Á và Thái Bình Dương. Đây là một báo cáo về việc sử dụng dữ liệu hành chính trong các cuộc tổng điều tra dân số ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chu kỳ 2020. Theo báo cáo, 10 trong số 58 quốc gia thành viên ESCAP đã sử dụng các nguồn dữ liệu hành chính trong cuộc tổng điều tra dân số theo nhiều cách khác nhau. Một số quốc gia dự kiến sử dụng trong các cuộc tổng điều tra dân số tương lai.

Các cuộc tổng điều tra dân số dựa trên đăng ký là những cuộc điều tra mà dữ liệu không được thu thập cho mục đích điều tra dân số. Hình thức này chủ yếu được thực hiện ở các nước Scandinavi. Tuy nhiên, hiện chưa có quốc gia nào ở Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện cuộc tổng điều tra như vậy. Do đây không phải là mục tiêu của họ hoặc chưa thể thực hiện được trong ngắn hạn và trung hạn.

Tất cả các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sử dụng nguồn dữ liệu hành chính cho tổng điều tra dân số chu kỳ 2020 đều áp dụng cách tiếp cận kết hợp. Tức là kết hợp các nguồn dữ liệu hành chính với điều tra mẫu toàn bộ hoặc quy mô lớn. Xem xét kỹ hơn việc thực hiện điều tra dân số ở các quốc gia này cho thấy nhiều cách tiếp cận đa dạng. Nhờ đăng ký dân số được thiết lập tốt, hệ thống nhận dạng cá nhân và các nguồn dữ liệu hành chính chất lượng cao, một số quốc gia đang tạo ra số lượng biến điều tra dân số ngày càng tăng và thường xuyên hơn. Đồng thời, một số quốc gia hạn chế sử dụng hơn do thiếu dữ liệu hành chính đủ chất lượng. Hoặc quốc gia đó không muốn sử dụng cách đếm như nền tảng của cuộc tổng điều tra dân số.

Sự tồn tại của dữ liệu hành chính chất lượng là chìa khóa

Tính sẵn có và chất lượng của các nguồn dữ liệu hành chính rất quan trọng để tiến hành một cuộc tổng điều tra dân số được đăng ký đầy đủ hoặc kết hợp. Đăng ký dân số, tức là đăng ký trung tâm, nơi tập hợp các biến cốt lõi của mỗi cá nhân trong một quốc gia được cập nhật, thường là nguồn dữ liệu phù hợp nhất. Một nguồn dữ liệu có liên quan khác là đăng ký địa chỉ hoặc nhà ở được tham chiếu theo vị trí địa lý. Ngoài ra, các nguồn bổ sung về các vấn đề y tế, giáo dục, an sinh xã hội và việc làm…có thể được tích hợp vào tổng điều tra dân số. Trong trường hợp không có đăng ký dân số, có thể sử dụng kết hợp các nguồn dữ liệu hành chính có liên quan khác.

Thông thường, các NSO không phải là cơ quan quản lý các nguồn dữ liệu hành chính. Do đó, sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng và sự tham gia của các NSO trong việc thiết lập và phát triển thêm các đăng ký sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các nguồn dữ liệu này trong thống kê chính thức nói chung và trong công tác tổng điều tra dân số nói riêng.

Điều gì tiếp theo cho chu kỳ 2030?

Trong tương lai, nhiều quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương sẽ sử dụng các nguồn dữ liệu hành chính trong các cuộc tổng điều tra dân số, rất có thể sẽ là một cuộc tổng điều tra dân số kết hợp. Việc thay thế thống kê đầy đủ bằng dữ liệu hành chính làm giảm đáng kể chi phí. Trong các tình huống dữ liệu hành chính không đủ chất lượng để thay thế việc đếm đầy đủ, vẫn có thể khám phá các cách để hưởng lợi từ các nguồn dữ liệu hành chính sẵn có và xem xét cách cải thiện chúng để có thể sử dụng nhiều hơn trong tương lai.

Một cách tiếp cận đầy hứa hẹn là kết hợp dữ liệu hành chính với điều tra dân số trực tuyến. Người trả lời có thể thấy việc xác nhận hoặc chỉnh sửa thông tin điền sẵn trong bảng câu hỏi trực tuyến. Cách tiếp cận này làm giảm nhu cầu điều tra thực tế và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nó cung cấp cơ hội để đánh giá và cải thiện dữ liệu hành chính hiện có.

Các quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương hiện đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ tổng điều tra dân số chu kỳ 2020. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để kiểm tra xem khu vực đang ở đâu và tiến hành như thế nào cho chu kỳ điều tra dân số năm 2030. Các sự kiện gần đây: “Xu hướng mới nổi – Việc sử dụng dữ liệu hành chính ở Châu Á – Thái Bình Dương” là những diễn đàn thích hợp để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Không nghi ngờ gì nữa, việc tăng cường sử dụng dữ liệu hành chính sẽ thay đổi cục diện của công tác tổng điều tra dân số trong khu vực trong thời gian tới. Tuy nhiên các bước tiến hành cần được thực hiện một cách thận trọng để giảm thiểu bất kỳ sự gián đoạn nào trong kết quả điều tra dân số, vốn là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng nhất cho việc lập kế hoạch và ra quyết định dựa trên bằng chứng ở nhiều quốc gia.

Phạm Hạnh (dịch)

Nguồn: https://www.unescap.org/blog/innovation-meets-tradition-administrative-data-shaping-censuses-asia-and-pacific#