Gần hai phần ba lực lượng lao động toàn cầu thuộc nền kinh tế phi chính thức

Ông Rafael Diez de Medina, Giám đốc Cơ quan Thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nói: “Tỷ lệ phi chính thức cao trong tất cả các hình thức của nó có nhiều hậu quả bất lợi cho người lao động, doanh nghiệp, xã hội và là thách thức lớn cho việc thực hiện công việc phù hợp cho tất cả mọi người”.

Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy: “Gần 2/3 lực lượng lao động toàn cầu thuộc nền kinh tế phi chính thức”.

“Hơn 61% dân số làm việc trên thế giới – tương đương với hai tỷ người – đang kiếm sống trong khu vực phi chính thức, cơ quan lao động của Liên hợp Quốc cho biết rằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi và điều kiện làm việc.”

Trong báo cáo mới nhất của ILO, Phụ nữ và nam giới trong nền kinh tế phi chính thức: Một bức tranh thống kê, đã thể hiện những kết quả mới nhất về khu vực kinh tế phi chính thức. Nghiên cứu cũng đưa ra các ước tính tương ứng về quy mô của nền kinh tế phi chính thức và một hồ sơ thống kê của ngành đã sử dụng các tiêu chí từ hơn 100 quốc gia.

Ông Diez de Medina cũng nói thêm:”Quản lý để đo lường khía cạnh quan trọng này, hiện nay được đưa vào khung chỉ tiêu phát triển bền vững (SDGs), đây có thể được coi là một bước tiến tuyệt vời để thực hiện nó, đặc biệt là nhờ dữ liệu có thể so sánh được từ các quốc gia”.

Sự phân bố địa lý của việc làm trong khu vực phi chính thức thể hiện một bức tranh nổi bật. Tỷ lệ việc làm phi chính thức ở châu Phi là 85,8%; châu Á và Thái Bình Dương là 68,2%; các nước Ả Rập là 68,6%; châu Mỹ là 40%, và ở châu Âu và Trung Á chỉ chiếm hơn 25%.

Tóm lại, 93% việc làm phi chính thức của thế giới là ở các nước mới nổi và đang phát triển. Báo cáo chỉ ra rằng nguồn việc làm phi chính thức ở nam giới (63%) nhiều hơn so với nữ giới (58,1%). Theo ILO “Trong số hai tỷ người lao động làm việc phi chính thức trên toàn thế giới, chỉ có hơn 740 triệu là phụ nữ”, lưu ý rằng họ chủ yếu làm việc phi chính thức ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và dưới mức trung bình và là đối tượng dễ bị tổn thương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phi chính thức

– Giáo dục là nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ phi chính thức, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trình độ giáo dục tăng lên, mức độ phi chính thức giảm đi. Theo ILO:”Những người đã hoàn thành giáo dục trung học và đại học ít có khả năng làm việc trong khu vực phi chính thức hơn so với những người lao động không có giáo dục hoặc hoàn thành giáo dục tiểu học.”

– Ngoài ra, những người sống ở khu vực nông thôn có khả năng làm việc trong khu vực phi chính thức nhiều gấp hai lần so với những người ở khu vực thành thị.

Theo Florence Bonnet, một trong những tác giả của báo cáo, dữ liệu về những vấn đề này là rất quan trọng để thiết kế các chính sách hiệu quả. Bà nói: “Đối với hàng trăm triệu công nhân, phi chính thức có nghĩa là thiếu hụt bảo vệ xã hội, quyền làm việc và điều kiện làm việc tốt và đối với doanh nghiệp nó có nghĩa là năng suất thấp và thiếu tiếp cận tài chính”.

Thông tin chi tiết xem tại: https://news.un.org/en/story/2018/04/1008562

Ngọc Mai (lược dịch)

Nguồn: http://www.un.org/en/index.html