Giới và thất nghiệp: Bài học từ đại dịch COVID-19

Hình ảnh các nữ công nhân ngành dệt may ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ đang kiểm tra chất lượng sản phẩm

Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng việc làm của cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên mức độ tác động khác nhau đối với từng giới do có sự phân biệt về giới tính trong các hoạt động kinh tế tại nhiều quốc gia.

Theo kết quả phân tích tại Hội nghị thống kê Liên hợp quốc (UNCTAD), ảnh hưởng của các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan sớm của vi-rút Covid-19 trước tiên tác động tới những công việc chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm như các công việc liên quan đến dịch vụ cá nhân. Ở giai đoạn đầu của đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới cao hơn nam giới và tương quan cao với tình trạng lây nhiễm virut (Hình 1). Nhưng khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, đồng thời làm gián đoạn các chuỗi giá trị xuyên biên giới, thì tình trạng thất nghiệp của nam giới tăng lên vì nam giới thường có xu hướng làm việc trong các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào tình hình thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là mức độ mà đại dịch đã ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ khi tham gia vào thị trường lao động. Các dữ liệu hiện có cho thấy trong năm 2020 ngay cả ở những quốc gia mà tỷ lệ thất nghiệp của nam cao hơn nữ thì vẫn có nhiều phụ nữ rời bỏ thị trường lao động. Sự sụt giảm đáng kể số lượng nữ giới chủ động tìm kiếm việc làm có thể khiến cho vấn đề liên quan đến tiến bộ trao quyền nữ giới trong nhiều thập kỷ qua bị đảo lộn.

Hình 1: Tình trạng thất nghiệp phân theo giới tính
trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia vào tháng 5/2020

Tỷ lệ thất nghiệp của nam giới tăng lên khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ

Nhìn chung, tổng sản lượng thương mại quốc tế trong quý II / 2020 giảm mạnh ở mức 16% so với cùng kỳ năm 2019. Trong lĩnh vực sản xuất, sự sụt giảm thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chủ yếu sử dụng lao động là nam giới. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, các hoạt động như xuất khẩu nguyên liệu, vật tư công nghiệp và ngành công nghiệp ô tô bị là các ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, số lượng lao động là nam giới chiếm hơn 70% tổng số người làm việc trong những lĩnh vực sản xuất này.

Đến tháng 8 năm 2020 các số liệu bắt đầu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nam giới đã tăng lên. Đồng thời cũng tại thời điểm này, những quốc gia mà sự lây lan của virus bắt đầu chậm lại, Chính phủ đã nới lỏng các biện pháp cách ly và cho phép mọi người quay trở lại công việc của họ, đặc biệt là phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ.

Hình 2: Tình trạng thất nghiệp phân theo giới tính
trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia vào tháng 8/2020

Tuy nhiên lực lượng lao động nữ vẫn tiếp tục giảm

Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp của nam giới vượt qua tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới tại một số quốc gia, sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ vẫn tiếp tục giảm nhanh hơn, tạo thêm một sắc thái quan ngại cho bối cảnh thất nghiệp do COVID-19.

Do tâm lý chán nản vì đại dịch, nhiều người mất việc đã không còn chủ động tìm việc làm. Những người như vậy bị loại trừ khỏi thống kê thất nghiệp, nên điều quan trọng là phân tích sự tham gia của lực lượng lao động còn lại.

Hình 3 cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ lệ người dân mắc COVID-19 và sự suy giảm lực lượng lao động nữ giới. Các Tổ chức Lao động quốc tế cũng chỉ ra thời gian làm việc của nữ giới đã giảm đáng kể trong năm 2020. Một trong những lý do là tỷ lệ nữ giới làm các công việc trong ngành  du lịch tương đối cao. Ước tính ngành du lịch trên toàn thế giới đã bị thiệt hại khoảng 1,3 nghìn tỷ USD về mặt doanh thu, cao hơn 11 lần so với số liệu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Theo  số liệu Tổ chức Du lịch Thế giới cảnh báo, sẽ có tới 120 triệu việc làm du lịch đang trực tiếp gặp rủi ro.

Hình 3: Tỷ lệ tham gia thị trường lao động của nam giới và nữ giới
trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia vào tháng 8/2020

Hình 4: Tình trạng thất nghiệp phân theo giới tính
trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia vào tháng 11/2020

Xem xét kỹ hơn tại các quốc gia cụ

với phụ nữ và 13,6% đối với nam giới. Sự khác biệt về giới dần dần biến mất và cả hai tỷ lệ này thể

Tại Mỹ, tháng 3 năm 2020 có 4.4% phụ nữ và nam giới bị thất nghiệp. Nhưng chỉ sau một tháng, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên đến 16,1% đối đều giảm xuống còn 6,7% vào tháng 12 năm 2020. Tuy nhiên, trong năm 2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới đã giảm 3,4% so với tỷ lệ 2,8% của nam giới.

Chile cũng đã đưa ra một ví dụ điển hình về sự khác biệt giữa   tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của nam giới và nữ giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tại quốc gia Nam Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới tăng nhanh hơn so với nữ giới vào mùa xuân và mùa hè năm 2020 – giảm 90% ở nam giới và dưới 60% ở nữ giới. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2020, sự suy giảm tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động còn trở lên tồi tệ hơn, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức giảm của nam giới là 10% .

Thống kê của quốc gia Ý cho thấy, số lượng việc làm của nữ giới bị ảnh hưởng nặng nề hơn kể từ khi bắt đầu và trong suốt đại dịch. Theo  số liệu của Viện thống kê quốc gia ( ISTAT ),  có tới 326.000 phụ nữ đã mất việc làm vào năm 2020, trong khi số liệu đối với nam giới là 141.000 người. Nhìn chung, tỷ lao động nữ tại các quốc gia châu Âu đã thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ lao động nam trước khi xảy ra đại dịch (56,2% so với 74,6%) và còn giảm nhiều hơn trong thời gian đại dịch (3,7% đối với phụ nữ và 1,2% đối với nam giới).

Xét trên góc độ trao quyền đối với phụ nữ, việc nhiều nữ giới rời bỏ thị trường lao động hơn nam giới là một vấn đề đáng báo động đối với các quốc gia trên và nhiều quốc gia khác.

Cần thêm nhiều dữ liệu được phân tách theo giới

Các tác động của COVID-19 đối với tình trạng thất nghiệp không mang tính trung lập về giới và các nỗ lực phục hồi nên bao gồm các hành động có mục tiêu cụ thể để giúp nhiều phụ nữ  quay trở lại lực lượng lao động hơn.

Các biện pháp và chính sách ứng phó hiệu quả đòi hỏi cần có thêm nhiều số liệu thống kê chi tiết và có tính so sánh. Điều này sẽ giúp đưa ra bức tranh đầy đủ về các tác động kinh tế xã hội của đại dịch đối với cả nữ giới và nam giới. Do đó, các Chính phủ cần phải cung cấp thêm các nguồn lực cần thiết cho các cơ quan Thống kê quốc gia để đưa ra được nhiều dữ liệu phân tách theo giới hơn, những dữ liệu có thể được sử dụng để đánh giá các khía cạnh bình đẳng giới trong kinh tế.

UNCTAD đã và đang đang hợp tác chặt chẽ với các Chính phủ và các tổ chức quốc tế để tăng cường số liệu thống kê và đưa ra các chính sách tốt hơn nhằm đáp ứng việc cải thiện bình đẳng giới trong thị trường lao động và nền kinh tế tương lai một cách tốt hơn.

Minh Ánh (dịch)

Nguồn https://unctad.org/news/gender-and-unemployment-lessons-covid-19-pandemic