Hội nghị lần thứ 58 của Viện Thống kê quốc tế

Hội nghị lần thứ 58 của Viện Thống kê quốc tế (ISI) được tổ chức tại Dublin (thủ đô của Ireland) từ ngày 21 – 26/8/2011) đã thu hút 2300 đại biểu đến từ 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam (Tổng cục Thống kê cử 06 người tham dự Hội nghị này). Tại Hội nghị có 1291 báo cáo của 94 quốc gia và vùng lãnh thổ được trình bầy. Mỹ là nước đứng đầu về các báo cáo được trình bầy tại Hội nghị với 172 báo cáo (13%), Anh thứ 2 với 102 báo cáo (8%), Pháp thứ 3 với 70 báo cáo (5,4%), Việt Nam có 02 báo cáo (0,2%). Theo châu lục, Châu Âu có nhiều báo cáo nhất, với 623 báo cáo (48,3%), Thứ 2 là Châu Á với 223 báo cáo (17,3%), thứ ba là Bắc Mỹ có 217 báo cáo (16,8%) (xem Bảng 1, 2).
Các báo cáo được trình bầy trong Hội nghị tập trung vào 10 chủ đề chính: i) Thống kê chính thức và khoa học xã hội; ii) Nguồn dữ liệu từ hồ sơ hành chính phục vụ mục đích thống kê; iii) Đo lường ảnh hưởng của khủng hoảng và hồi phục kinh tế; iv) Sử dụng Internet như là một mô hình thu thập số liệu; v) Sử dụng paradata trong việc phân tích kết quả trả lời của đối tượng điều tra; vi) Thiết lập sự ưu tiên cho dịch vụ thống kê; vii) Tính độc lập của các cơ quan thống kê; viii) Những thách thức chính đối với thống kê chính thức quốc tế; ix) Đo lường sự thịnh vượng xã hội; x) Tăng cường đào tạo thống kê.
Trước ngày Hội nghị chính thức diễn ra, Ban tổ chức đã tổ chức nhiều khóa học ngắn (short courses) và các cuộc họp vệ tinh (satellite meetings) như: Cân bằng chất lượng số liệu và độ tin cậy của số liệu; phương pháp Bayesian và phần mềm phân tích dữ liệu; phân tích mức sống dân cư ở các nước kém phát triển; điều tra khu vực phi chính thức; ước lượng mẫu nhỏ; tương lai của thống kê vùng, đô thị và nghiên cứu; xây dựng năng lực thống kê cho tương lai tốt đẹp hơn; tiến độ hoạt động của Dự án tích hợp cơ sở dữ liệu vi mô điều tra dân số toàn cầu (IPUMS)); thế hệ trẻ và thống kê…
Hoạt động của đoàn Việt Nam: Trước Hội nghị chính thức của ISI, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội thảo về tiến độ hoạt động của Dự án tích hợp cơ sở dữ liệu vi mô tổng điều tra dân số toàn cầu do IPUMS-International tổ chức trong 2 ngày 20-21/8/2011.[1]Tại Hội thảo này, anh Nguyễn Bích Lâm đã trình bầy báo “Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 của Việt Nam: Các vấn đề đổi mới và những thành tựu”. Trong những ngày diễn ra Hội nghị chính thức của ISI (22-26/8/2011),  đoàn Việt Nam tham dự vào một số lĩnh vực chủ yếu: (i) Các vấn đề liên quan đến tổ chức thống kê (Tính độc lập của cơ quan thống kê, vai trò của thống kê chính thức trong nghiên cứu xã hội, thống kê quốc tế); (ii) Phương pháp thu thập số liệu (Sử dụng nguồn dữ liệu từ hồ sơ hành chính cho mục đích thống kê, nhất là dữ liệu thuế, sử dụng Internet như là phương tiện thu thập số liệu); (iii) Thống kê nông lâm nghiệp và thủy sản; (iv) Thống kê dân số và lao động; (v) Thống kê giá và so sánh quốc tế; (vi) Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức thống kê.
Về đào tạo thống kê, ISI tổ chức Hội nghị quốc tế về đào tạo thống kê (ICOTS) định kỳ 4 năm/lần. ICOTS lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1982, ICOTS lần thứ 8 được tổ chức năm 2010 ở Slovenia, ICOTS lần thứ 9 sẽ được tổ chức ở Mỹ vào năm 2014.
Bảng 1: Số lượng báo cáo trình bầy tại Hội nghị lần thứ 58 của ISI phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ
TT
Tên nước
Số lượng báo cáo
Tỷ lệ %
TT
Tên nước
Số lượng báo cáo
Tỷ lệ %
1
Mỹ
172
13.3
11
Brazin
37
2.9
2
Anh
102
7.9
12
Úc
33
2.6
3
Pháp
70
5.4
13
Thổ Nhĩ Kỳ
33
2.6
4
Đức
66
5.1
14
Ireland
31
2.4
5
Ý
63
4.9
15
Hà Lan
25
1.9
6
Nhật bản
63
4.9
16
Đài Loan (TQ)
23
1.8
7
Canada
43
3.3
17
Áo
22
1.7
8
Trung quốc
42
3.3
18
Thụy Sỹ
21
1.6
9
Nam Phi
42
3.3
19
Đan Mạch
18
1.4
10
Tây Ban Nha
39
3.0
20
Hàn Quốc
18
1.4
Tổng số
1291
100.0
Bảng 2: Số lượng báo cáo trình bầy tại Hội nghị lần thứ 58 của ISI phân theo châu lục
TT
Tên châu lục
Số lượng báo cáo
Tỷ lệ %
1
Châu Âu
623
48.3
2
Châu Á
223
17.3
3
Bắc Mỹ
217
16.8
4
Châu Phi
114
8.8
5
Nam Mỹ
71
5.5
6
Châu Đại Dương
43
3.3
Tổng số
1291
100.0
Một  vài hình ảnh của đoàn Việt Nam tại Hội nghị


[1]IPUMS (Integrated Public Use Microdata Series) – International được Liên hợp quốc thành lập từ chu kỳ Tổng điều tra dân số 1999, lúc đầu có 7 nước thành viên trong đó có Việt Nam, do Giáo sư Robert McCaa làm chủ tịch. Mục tiêu của IPUMS là: (1) Duy trì các tài liệu và cơ sở dữ liệu điều tra mẫu trong TĐTDS từ năm 1960 đến nay, (2) Tích hợp các mẫu điều tra được dấu tên có độ chính xác cao cùng các tài liệu tương ứng, (3) Công bố, cung cấp miễn phí các dữ liệu vi mô về điều tra mẫu và metadata trên phạm vi toàn cầu cho các nhà nghiên cứu. Đến nay IPUMS-International đã thu hút 96 cơ quan thống kê quốc gia và 12 tổ chức quốc tế tham gia, đã có 350 tập số liệu vi mô về tổng điều tra được giao, tích hợp được 185 mẫu điều tra (trong TĐTDS) của 62 nước với 397 triệu bản ghi cá nhân đã sẵn sàng cho các nhà nghiên cứu truy cập khai thác, nhiều bộ số liệu đã được phục hồi từ các băng từ và đĩa mềm cũ.