Hợp tác để nâng cao số liệu thống kê di cư

Hiện nay, tình trạng di cư toàn cầu và tình trạng tị nạn đã đặt vấn đề di dân lên hàng đầu trong Chương trình nghị sự chính trị của nhiều quốc gia và cộng đồng quốc tế nói chung. Nhận thức được sự cần thiết phải hành động cùng nhau, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố New York về người tị nạn và di cư vào năm 2016, bao gồm cam kết thương lượng và thông qua Hiệp định toàn cầu về Di cư an toàn, trật tự và định kỳ. Tuyên bố kêu gọi việc thu thập dữ liệu về vấn đề này cần được cải thiện như là công cụ cần thiết để sử dụng và quản lý hiệu quả các hiện tượng di cư.

Đo lường tất cả các khía cạnh liên quan đến di cư không phải là đơn giản ngay cả đối với các nước có hệ thống thống kê phát triển. Ở hầu hết các quốc gia, điều này đòi hỏi phải kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, như: Tổng điều tra, khảo sát và hồ sơ hành chính, có thể là thách thức cả về mặt kỹ thuật và hoạt động. Điều này đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả giữa các Cơ quan thống kê và Cơ quan Chính phủ thu thập dữ liệu hành chính khác nhau, như: Biên giới, giấy phép lao động và nơi cư trú vì thông thường, chúng ta dễ dàng nắm bắt thông tin về sự hiện diện của một người hơn là sự vắng mặt của người đó, việc trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia là một cách quan trọng để thu thập dữ liệu về di dân.

Mặc dù những thách thức này không phải là mới, nhưng tính cấp bách để đối phó với chúng là cao hơn bao giờ hết. Điều quan trọng là sự hợp tác giữa các quốc gia về dữ liệu di cư là sự phối hợp giữa các tổ chức quốc tế hỗ trợ, tạo ra sự hợp lực và ngăn chặn sự trùng lặp các công việc.

Theo tinh thần này, Bộ phận Thống kê của Ủy ban kinh tế châu Âu (UNECE) đã hợp tác với các quốc gia thành viên để cải thiện đo lường di cư trong hơn 30 năm, UNECE cũng là một trong những đối tác tổ chức Diễn đàn quốc tế về Thống kê di cư lần đầu tiên, vừa được tổ chức tại trụ sở OECD tại Paris từ ngày 15 đến ngày 16/1/2018. Sự kiện này đã thu hút hơn 700 người tham dự từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm các nhà hoạch định chính sách và đại diện từ các Cơ quan thống kê quốc gia, các viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế. Diễn đàn xem xét di cư từ góc độ đa ngành, khoa học chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, nghiên cứu phát triển, khoa học không gian địa lý, xã hội học, thống kê và công nghệ thông tin. Các cuộc thảo luận nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cũng như nhu cầu truyền thông hiệu quả với dư luận công chúng – dựa trên quan niệm sai lầm thông thường thay vì các dữ liệu chính xác và kịp thời.

UNECE cũng đã tổ chức một Hội thảo với chủ đề “Tích hợp dữ liệu để đo lường di cư”, đưa ra hàng loạt các nghiên cứu của châu Âu về chủ đề này, đặc biệt là “Hướng dẫn về tích hợp dữ liệu để đo lường di cư” do một Nhóm đặc nhiệm của UNECE soạn thảo. Hướng dẫn, dựa trên các thực tiễn tích hợp dữ liệu của gần 50 quốc gia, bao gồm một số nghiên cứu chuyên sâu và các phương pháp hay nhất để hướng dẫn nhằm cải thiện việc tích hợp dữ liệu để đo lường di cư. UNECE cũng chủ trì phiên họp liên quan về các cuộc Tổng điều tra trong tương lai như là một nguồn dữ liệu về di cư.

Diễn đàn này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thư ký báo cáo về “Sát cánh giải quyết luồng di cư – Making migration work for all”, nhấn mạnh rằng không một quốc gia nào có thể giải quyết được vấn đề đo lường và di cư, điều này là cần thiết để thực hiện thành công Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030. Báo cáo cũng kêu gọi cần thay đổi nhận thức về di cư, coi di cư không phải là vấn đề cần được giải quyết mà là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới và phát triển bền vững, nếu được các chính sách hỗ trợ hợp lý sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia cũng như các cá nhân.

Để tìm hiểu thêm về công việc của UNECE về thống kê di cư, xem tại:

https://www.unece.org/stats/migration.html

Lan Phương (dịch)

Nguồn: https://www.unece.org/info/media/news/statistics/2018/cooperating-for-improved-statistics-to-make-migration-work-for-all/doc.html