Phụ nữ làm khoa học

Chỉ có 30 % các nhà nghiên cứu trên thế giới là nữ. Trong khi ngày càng có nhiều phụ nữ học đại học, thì nhiều người không chọn học bậchọc cao nhất cần thiết cho sự nghiệp nghiên cứu. Nhưng xem xét kỹ hơn các dữ liệu cho thấy có một số trường hợp ngoại lệ đáng ngạc nhiên. Ví dụ, ở Bolivia, nữ chiếm 63% các nhà nghiên cứu, so với tỷ lệ 26% của Pháp hoặc ở 8% của Ethiopia.

Phụ nữ làm khoa học, một công cụ tương tác mới, trình bày các dữ liệu mới nhất hiện có cho các nước ở tất cả các giai đoạn phát triển. Viện Thống kê UNESCO (UIS) đưa ra một công cụ cho phép khám phá và hình dung khoảng cách giới,kỹ thuật cho phép xử lý các tác vụ hướng đến nghề nghiên cứu, từ việc quyết định để có được bậc học tiến sĩ cho đến các lĩnh vực nghiên cứu mà phụ nữ theo đuổi và các khu vực họ làm việc.

Ở Thụy Điển, ví dụ, phụ nữ chiếm phần lớn (60%) của số sinh viên theo học bậc đại học, nhưng số lượng  nữ giảm khi chuyển lên các bậc học cao hơn, 49% của bậc họctiến sĩ và chỉ có 36% của các nhà nghiên cứu. Dữ liệu cho thấy xu hướng này thể hiện ở tất cả các khu vực, làm nổi bật sự mâu thuẫn mà nhiều phụ nữ phải đối mặt khi họ cố gắng để hài hòa giữa tham vọng nghề nghiệp và trách nhiệm chăm sócgia đình.

Các nhà nghiên cứu nữcũng có xu hướng làm việc trong các lĩnh vực học thuật và các tổ chức chính phủ, trong khi nam giới thống trị khu vực tư nhân, khu vực có mức lương cao và nhiều cơ hội hơn. Đây là trường hợp phổ biến ở cả những nước có tỷ trọng các nhà nghiên cứu nữcao. Ở Argentina, ví dụ, có 52% các nhà nghiên cứu nữ. Tuy nhiên, họ chỉ chiếm 29% các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực tư nhân.

Có lẽ vấn đề quan trọng nhấtlà các công cụ dữ liệu chỉcho thấy tầm quan trọng nhằm khuyến khích các cô gái theo học toán và khoa học ở độ tuổi trẻ. Trong mỗi khu vực, các nhà nghiên cứu nữ vẫn là thiểu số trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Ví dụ tại Cộng hòa Hàn Quốc chỉ có 17% ​​các nhà nghiên cứu nữ và họ chỉ chiếm 9% số người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Bằng cách làm nổi bật các xu hướng trong khu vực và các quốc gia khác nhau, công cụ này cung cấp một cái nhìn độc đáo về ngày Quốc tế Phụ nữ (mùng 8 tháng 3) vàđặc biệt hữu ích cho những người quan tâm đến triển vọng toàn cầu về khoảng cách giới trong nghiên cứu, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Công cụ sẵn cóbằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, có thể dễ dàng nhúng vào trang web, blog của bạnhoặc các trang web truyền thông xã hội.

Cần lưu ý rằng công cụ này trình bày dữ liệu so sánh quốc tế do Viện thống kê UNESCOsản xuất. Điều này có nghĩa là các chỉ tiêu có thể được so sánh chính xác về phụ nữ làm khoa họcgiữa các quốc gia có hoàn cảnh rất khác nhau. Tuy nhiên, do có những khác biệt về phương pháp luận, nên thiếu dữ liệu cho các quốc gia như Hoa Kỳ hay Canada. Ngoài ra, cũng bị thiếu dữ liệu của một số nước đang phát triển, các nướckhông có các nguồn để thu thập số liệu hoặc không có báo cáo số liệu về R & D. Viện Thống kê UNESCO tìm cách làm việc với tất cả các nước để cải thiện sự sẵn có của dữ liệu chính xáccó thể so sánh quốc tế. Dưới đây là một số hình ảnh số liệu thực tế.

Hình 1. Khoảng cách giới trong khoa học

Tỷ lệ % phụ nữ làm khoa học, số liệu năm 2010 hoặc số liệu sẵn có của năm gần nhất

Ghi chú: Số liệu tính theo Người (trừ Ấn Độ và Công Gô)
Nguồn: Viện Thống kê UNESCO, tháng 10 năm 2012

Số liệu tính theo đầu người, là tổng số người làm R&D (bao gồm cả làm việc toàn thời gian và làm việc bán thời gian). Tỷ lệ phần trăm phụ nữ làm khoa học của các khu vực (tính bình quân trên cơ sở số liệu sẵn có năm 2009) là:

Mỹ Latin và Caribê      45,2%

Châu Âu                      34,0%

Châu Phi                      34,5%

Châu Á                                    18,9%

Châu Đại Dương          39,2%

Bắc Mỹ(không có số liệu bình quân của khu vực do thiếu số liệu)

Hình 2.Tỷ lệ phần trăm phụ nữ làm khoa học khu vực Châu Phi và Châu Á – Thái Bình Dương
Tỷ lệ % phụ nữ làm khoa học, số liệu năm 2010 hoặc số liệu sẵn có của năm gần nhất

Ghi chú: – Bên cạnh tên các nước có các số từ 1 đến 13 là số liệu của các năm khác nhau, từ năm 1997 đến năm
2009.
* là số quy đổi làm việc toàn thời gian (Ấn Độ và Công Gô)
Việt Nam (8)là số liệu của năm 2002

NTH

Nguồn: http://www.uis.unesco.org/ScienceTechnology/Pages/women-in-science-leaky-pipeline-data-viz.aspx
http://www.uis.unesco.org/FactSheets/Documents/sti-women-in-science-en.pdf