8 người giàu nhất thế giới sở hữu tài sản tương đương 50% người nghèo nhất

Một báo cáo mới của Oxfam cảnh báo về về sự bất bình đẳng giầu nghèo đang ngày càng tăng và nguy hiểm

Công nhân làm công ăn lương theo ngày của Ấn Độ đang tắm ở giếng công cộng ở New Delhi. Ảnh: Altaf Qadri / AP

Theo lời cảnh báo về sự bất bình đẳng giầu nghèo đang ngày càng tăng và nguy hiểm, tám tỷ phú giàu nhất thế giới kiểm soát khối lượng tài sản tương đương với tài sản của 50% dân số nghèo nhất.

Trong một báo cáo được công bố trùng với hôm khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới kéo dài một tuần ở Davos, Thụy Sĩ, Oxfam cho biết “thật kì cục” khi một nhóm người giàu có, đứng đầu là người sáng lập Microsoft, Bill Gates có tổng tài sản trị giá 426 tỷ đô la (350 tỷ bảng Anh), tương đương với sự giàu có của 3,6 tỷ người.

Oxfam cho rằng sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng do hạn chế tăng lương, trốn thuế, ép các công ty sản xuất, và thêm vào đó các doanh nghiệp đã quá tập trung vào việc mang lại lợi nhuận cao hơn cho các chủ sở hữu giàu có và các nhà điều hành cấp cao.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), vào tuần trước, cho biết rằng sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng và phân cực xã hội là hai trong số những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2017 và có thể dẫn tới sự đảo ngược của toàn cầu hoá.

Oxfam cho biết 50% những người nghèo nhất trên thế giới sở hữu khối lượng tài sản tương đương với 426 tỷ USD thuộc sở hữu của tập đoàn Gates, Amancio Ortega, người sáng lập chuỗi thời trang Tây Ban Nha Zara, và Warren Buffett, nhà đầu tư nổi tiếng – giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway.

Những người khác là Carlos Slim Helú, ông trùm truyền thông Mexico và chủ của tập đoàn Grupo Carso; Jeff Bezos, người sáng lập Amazon; Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook; Larry Ellison, giám đốc điều hành của công ty công nghệ cao của Mỹ, Oracle và Michael Bloomberg, một cựu thị trưởng của New York, là người sáng lập và chủ sở hữu của tin tức Bloomberg và dịch vụ thông tin tài chính.

Năm ngoái, Oxfam cho biết 62 tỷ phú giàu nhất thế giới có lượng tài sản tương đương một nửa dân số thế giới. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống còn 8 tỷ phú vào năm 2017 vì những thông tin mới cho thấy nghèo đói ở Trung Quốc và Ấn Độ tệ hơn so với những gì chúng ta nghĩ, thấp hơn 50% thậm chí còn tồi tệ hơn và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn.

Các thành viên của diễn đàn đến Thụy sĩ vào thứ hai, từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến ngôi sao nhạc pop Shakira, WEF đã phát hành bản báo cáo về tăng trưởng và phát triển của mình, trong đó thu nhập bình quân giảm trung bình 2,4% trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2013 tại 26 quốc gia tiên tiến.

Na Uy, Luxembourg, Thụy Sỹ, Iceland và Đan Mạch là những nước đứng 5 vị trí hàng đầu trong chỉ số phát triển tổng thể của WEF, Anh Quốc là 21 và Mỹ là 23. Cơ quan tổ chức sự kiện Davos cho biết sự bất bình đẳng gia tăng không phải là “quy luật sắt của chủ nghĩa tư bản”, mà là vấn đề đưa ra các lựa chọn chính sách phù hợp.

Theo báo cáo của WEF, 51% trong số 103 quốc gia có dữ liệu cho thấy chỉ số phát triển tổng thể của họ đã giảm điểm trong năm năm qua, “Xác thực sự quan tâm chính đáng của công chúng và thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt khi tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ xã hội”.

Trên cơ sở nghiên cứu dữ liệu về những người giàu có của Forbes do Ngân hàng Đầu tư Credit Suisse cung cấp, Oxfam cho biết, đại đa số người dân ở nửa dưới của dân số thế giới đang hàng ngày phải đối mặt với việc đấu tranh để sống sót, 70% trong số họ sống ở các nước có thu nhập thấp.

Oxfam cho biết thêm đã có 4 năm kể từ khi WEF nhận thấy sự bất bình đẳng đầu tiên như một mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội, tuy nhiên khoảng cách giữa người giàu và người nghèo vẫn tiếp tục gia tăng.

“Từ Brexit tới thành công của chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump, một sự gia tăng đáng lo ngại về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự vỡ mộng đang lan rộng với các cam kết chính trị khi tranh cử, có những dấu hiệu gia tăng về việc ngày càng nhiều người ở các nước giàu không còn sẵn sàng chấp nhận hiện trạng” báo cáo cho biết.

Tổ chức còn cho biết có những thông tin mới cho thấy người nghèo ở Trung Quốc và Ấn Độ sở hữu ít tài sản hơn so với những gì họ nghĩ trước đó, điều này làm cho khoảng cách giàu nghèo rõ rệt hơn so với một năm trước, khi mà họ công bố rằng 62 tỷ phú có tài sản tương đương với tài sản của một nửa dân số toàn cầu.

Mark Goldring, Tổng giám đốc của Oxfam GB nói: “Bản tóm tắt về sự bất bình đẳng trong năm nay rõ ràng hơn, chính xác hơn và gây sốc hơn bao giờ hết. Điều bất hợp lý là một nhóm người có thể dễ dàng sắm sửa một chiếc xe golf riêng nhiều hơn một nửa số người nghèo nhất của thế giới”.

“Trong khi cứ chín người trên hành tinh này sẽ có một người ngủ đêm trong cơn đói, một số ít tỷ phú mà tài sản của họ đủ chi tiêu trong vài kiếp sống. Thực tế là một tầng lớp thượng lưu siêu giàu có thể thành công trong việc chi trả cho phần còn lại của chúng ta ở trong nước và ở nước ngoài cho thấy nền kinh tế của chúng ta đã bị biến dạng như thế nào”.

Ông Mark Littlewood, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Thinktank, cho biết: “Một lần nữa, Oxfam đã đưa ra một báo cáo miêu tả chủ nghĩa tư bản, bỏ qua thực tế là thị trường tự do đã giúp hơn 100 triệu người tự thoát khỏi đói nghèo trong thời gian qua”.

Báo cáo của Oxfam cho biết từ năm 2015, 1% dân số giàu nhất sở hữu sự giàu có nhiều hơn phần còn lại của hành tinh. Báo cáo còn cho rằng, trong vòng 20 năm tới, 500 người sẽ để lại 2,1 nghìn tỷ USD cho người thừa kế – một khoản tiền lớn hơn GDP hàng năm của Ấn Độ, một quốc gia có 1,3 tỷ người. Trong khoảng từ năm 1988 đến năm 2011, thu nhập của 10% người nghèo nhất chỉ tăng 65 USD, trong khi thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11.800 USD – 182 lần.

Oxfam kêu gọi cần có sự thay đổi cơ bản, để đảm bảo các nền kinh tế đã làm việc vì tất cả mọi người, chứ không chỉ là “một vài người đặc quyền”.

HTH (lược dịch)

Nguồn:https://www.theguardian.com/global-development/2017/jan/16/worlds-eight-richest-people-have-same-wealth-as-poorest-50#img-1