Hệ thống Thống kê LB Mỹ và Canada: Những điểm khác nhau cơ bản
Hệ thống Thống kê Liên bang Mỹ và Canada dựa trên những cơ cấu tổ chức và ngân sách khác nhau. Hệ thống thống kê Mỹ có mức độ phân quyền cao, còn ở Canada, Hệ thống Thống kê hoạt động theo hình thức tập trung. Do hệ thống phân tán của Hệ thống Thống kê Mỹ mà mỗi cơ quan thống kê nhân được ngân sách phân bố cho năm hiện hành, hoặc qua một khoản mục cụ thể trong ngân sách hoặc được phân bổ thông qua ngân sách của cơ quan cấp trên trực tiếp. Thống kê Canada chỉ có một khoản ngân sách, so với hệ thống chính quyền ở Mỹ, thì Quốc hội Canada có thể cung cấp trực tiếp nguồn tài chính thống nhất cho các bộ và các cơ quan, bao gồm cả cơ quan thống kê. Theo Hiến pháp Canada, Thống kê Canada cũng phải đáp ứng nhu cầu thống kê của các địa phương trong nước; về mặt chính sách, Thống kê Canada cố gắng đáp ứng nhu cầu thông tin chung đối với khu vực tư nhân và Thống kê Canada cũng tiếp nhận sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và khu vực tư nhân. Ở Mỹ, quyền điều khiển các cơ quan thống kê bị tác động bởi sự ngăn cách về mặt hiến pháp ở hai nhánh hành pháp và lập pháp của nhà nước và sự phân tán quyền lực quốc hội giữa Chính quyền với các Ủy ban Ngân sách và Ủy ban Giám sát, mà có thể đưa ra nhiều nguồn tài liệu về chương trình và các quyết định ngân sách có ảnh hưởng đến Hệ thống Thống kê Mỹ.
Ngoaì ra, giữa Mỹ và Canada còn có môt số đặc trưng khác nhau của hai nền kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thống kê quốc gia. Mỹ có dân số lớn hơn nhiều so với Canada. Mỹ có số dân 264 triệu, Canada 29 triệu người. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội tương ứng của nền kinh tế Mỹ là khoảng 7 nghìn tỷ đô la Mỹ, lớn hơn nhiều so với nền kinh tế Canada (khoảng 611 tỷ đô la Mỹ). Nền kinh tế Mỹ cũng phức tạp hơn nhiều so với nền kinh tế Canada. Vấn đề này dễ nhận thấy ở khu vực tài chính của hai nền kinh tế. Ở Mỹ có gần 10 nghìn ngân hàng trong nước hoạt động. Hệ thống ngân hàng và tài chính của Canada hoạt động tập trung hơn nhiều, với 6 ngân hàng trong nước. Thị trường tài chính ở Mỹ cũng phức tạp hơn, thường là đi tiên phong trong việc sử dụng các công cụ tài chính rắc rối và tinh vi, như các sản phẩm tài chính có giá trị thương mại đặc biệt và khó đo lường.
1. Hệ thống Thống kê Phân tán của Mỹ
Ở Mỹ, trách nhiệm sản xuất số liệu thống kê kinh tế và xã hội liên bang được phân cho khoảng 70 cơ quan. Mười một cơ quan thuộc chín bộ có chức năng hoạt động thống kê như là nhiệm vụ chính của mình (chẳng hạn như thu thập, phân tích, chế biến và công bố số liệu thống kê). Các cơ quan Thống kê Liên bang Mỹ thường hợp tác riêng với từng cơ quan ngoài để thu thập và sử dụng số liệu. Chẳng hạn như Cục Thống kê Lao động (BLS) nhờ Cục điều tra dân số chỉ đạo cuộc điều tra tiêu dùng, nó là bộ phận quan trọng trong chương trình của BLS, nhằm cập nhật giỏ hàng hóa để xác định Chỉ số Giá Tiêu dùng, cũng như Tổng Điều tra Dân số hiện hành cũng là nguồn số liệu về việc làm và thất nghiệp hàng tháng. Kết quả việc các cơ quan sử dụng số liệu thu thập được hoặc số liệu do các cơ quan khác làm ra chính là hệ thống thống kê liên bang, chúng có rất nhiều quan hệ với nhau nhưng không tập trung, do vậy phải phối hợp các hoạt động hệ thống.
Một số dữ liệu các cơ quan khác sử dụng trong Hệ thống Thống kê Mỹ cũng có xuất xứ từ dữ liệu của bang và địa phương. Chẳng hạn như số liệu ước tính về việc làm và tiền công hàng quý do BLS làm ra, họ thu thập từ các báo cáo về bảo hiểm thất nghiệp do các cơ quan bảo hiểm việc làm để biên soạn. Hầu hết các cơ quan quan trọng của liên bang có những thỏa thuận hợp tác riêng với các bang và chính quyền địa phương để tiếp nhận và phổ biến số liệu thống kê về những chủ đề riêng như nông nghiệp, y tế và giáo dục. Đây không chỉ là phương pháp mà là thủ tục để chia sẻ số liệu giữa liên bang và chính quyền địa phương.
Việc Quốc hội thừa nhận sự cần thiết đối với công tác giám sát mạnh và phối hợp của hệ thống thống kê không tập trung đã đạt được kết quả trong phân công trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Quản lý và Ngân sách (OMB) và người chịu trách nhiệm quản lý Bộ Thông tin và Điều phối (OIRA) như (1) giám sát hệ thống thống kê liên bang và phối hợp các hoạt động của liên bang; (2) tạo ra vị thế quan trọng về mặt pháp lý cho người làm thống kê, đó là “người làm thống kê được đào tạo, có kinh nghiệm và chuyên nghiệp”
Như vậy hệ thống thống kê Mỹ có cơ cấu rất phân tán, với vai trò của OMB là phối hợp các hoạt động hệ thống chứ không quản lý trực tiếp các hoạt động đó. Nhiều hoạt động thống kê do các các cơ quan trong hệ thống chỉ đạo là những kết quả tất yếu của các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của bộ chủ quản và sự phân quyền của hệ thống phản ánh bản chất những hoạt động đó. Một số ủy ban đã có xem xét lại hệ thống thống kê liên bang, sau đó thúc đẩy công việc phối hợp mạnh hơn nhưng thường không có khuyến nghị gì về việc củng cố cơ quan thống kê. Lợi thế của cơ cấu tổ chức hiện nay là đặt cơ quan thống kê nằm trong các bộ là thành viên chính phủ với những trọng trách liên quan. Thí dụ, điều này có nghĩa là những người thu thập số liệu thống kê về nông nghiệp, năng lượng hay y tế biết được vấn đề nằm trong lĩnh vực riêng của mình là những gì và ở đâu cần đến số liệu thống kê.
Cho dù Hệ thống Thông kê Mỹ phân quyền, phi tập trung hóa, nhưng ít ra cũng có thể đạt được một số hiệu quả giống như hệ thống tập trung của Canada. Chẳng hạn như ở Mỹ tập trung nhiều ở khâu thu thập dữ liệu về hộ gia đình thông qua việc sử dụng các hợp đồng bồi hoàn trả chi phí giữa Cục Điều tra và các cơ quan liên bang khác.Thông qua sử dụng các hợp đồng này, Cục điều tra tiến hành công việc điều tra thu thập dữ liệu cho các cơ quan, nếu không thì họ phải tự thu thập; sau đó các cơ quan bồi hoàn lại kinh phí điều tra cho công việc này
2. Thống kê Canada: Chỉ một cơ quan
Trái với hệ thống thống kê Mỹ, thống kê Canada là hệ thống tập trung. Chỉ một cơ quan, Thống kê Canada tự coi mình là nòng cốt của hệ thống thông tin kinh tế xã hội của Canada. Nhiệm vụ mang tính pháp lý của Thống kê Canada là thu thập, biên soạn, phân tích và công bố thông tin thống kê về kinh tế, xã hội và các tình hình chung của đất nước và người dân. Thông tin về kinh tế và xã hội này được tạo ra ở các cấp độ quốc gia và tỉnh, trong một số trường hợp là các trung tâm đông dân cư và những đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh hay là các khu vực nhỏ.
Bằng cách tiếp cận tới hồ sơ chính quyền, Thống kê Canada có thể sử dụng các dữ liệu vì mục đích thống kê do các cơ quan nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ thu thập của mình. Nếu như thông tin được quan tâm rộng rãi Thống kê Canada dựa vào những dữ liệu đó để sản xuất thông tin thống kê. Thống kê Canada cũng chỉ đạo các cuộc điều tra cho các cơ quan nhà nước khác và cấp kinh phí cho các cuộc điều tra này qua việc thu lại các chi phí điều tra từ các cơ quan có yêu cầu điều tra. Người đứng đầu cơ quan thống kê Canada lưu ý là khi các cơ quan yêu cầu Thống kê Canada chỉ đạo các cuộc điều tra như vậy, thì bắt buộc các cơ quan đó phải phổ biến công khai kết quả điều tra. Theo người đứng đầu Thống kê Canada, Thống kê Canada sẵn sàng ghi nhận những nhu cầu thống kê của các cơ quan nhà nước, kể cả những nhu cầu không hoàn toàn phù hợp với phạm vi quyền hạn của một bộ hay cơ quan.
Sau đây là những vấn đề được xem là những thuận lợi cơ bản của hệ thống thống kê tập trung của Canada: (1) đạt hiệu quả cao do tránh được chi trả hai lần cho cơ sở hạ tầng; (2) linh hoạt trong việc phân chia lại các nguồn tài nguyên theo yêu cầu về mặt hệ thống; (3) phối hợp và cân đối hài hòa về mặt khái niệm ở mức độ cao, nên đảm bảo việc đo lương đầy đủ và không trùng lặp các bộ phận và các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế; (4) thông qua việc chia sẻ và khai thác nội bộ ở mức độ cao tất cả các dữ liệu thu thập được, mà những lợi ích đem lại là đảm bảo ở mức thấp nhất có thể về gánh năng báo cáo; (5) thuận tiện nhiều cho khách hàng qua việc mua bán số liệu thống kê một cửa.
Nguồn: http://www.gao.gov/assets/230/222932.pdf, TMH
(STATISTICAL AGENCIES: A Comparison of the U.S. and Canadian Statistical Systems
-United States General Accounting Office (GAO) Report to Congressional Requesters)