Tính toán các chỉ số dễ bị tổn thương

Một chỉ số về dễ bị tổn thương bất kỳ sẽ đưa ra một tiêu chuẩn đánh giá, tốt nhất là một tiêu chuẩn khách quan về tính dễ bị tổn thương của một thực thể liên quan đến một tình huống hoặc điều kiện cụ thể. Hiện nay có nhiều chỉ số dễ bị tổn thương được sử dụng và chỉ số dễ bị tổn thương về kinh tế là một trong số các chỉ số được Ủy ban về Chính sách phát triển của Liên hợp quốc (UNCDP) sử dụng để xác định nền kinh tế của các nước chậm phát triển trên thế giới.

Để đánh giá tình trạng kinh tế của một nước thường xét đến Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), nhưng đôi khi GNP cao tạo ấn tượng về hiệu suất kinh tế mạnh. Điều này có thể chỉ là bề ngoài nếu sự thành công kinh tế của đất nước hiện nay chủ yếu dựa vào lợi nhuận ngắn hạn hoặc vượt quá sự kiểm soát của quốc gia hoặc các vấn đề tương tự, và điều này đã dẫn đến việc Ủy ban về Chính sách phát triển Liên hợp quốc đưa ra chỉ số dễ bị tổn thương kinh tế.

Một trong những phương pháp được sử dụng để xây dựng chỉ số này là phương pháp hồi quy, một số nguyên nhân dễ bị tổn thương được sử dụng làm các biến giải thích. Nhưng, có thể thấy, việc tính toán không thể chính xác khi khó xác định tất cả các nguyên nhân quan trọng liên quan đến sự dễ bị tổn thương kinh tế. Hơn nữa khi thế giới luôn thay đổi các mức ý nghĩa quan trọng của những yếu tố đó, ngay cả khi tất cả các yếu tố đó đã được xác định, thì cũng có thể thay đổi. Vì vậy theo quan điểm nhìn nhận đó thì một chỉ số dễ bị tổn thương cần nghiên cứu kỹ động thái và suy xét đúng theo bối cảnh: trong tình hình cụ thể các nguyên nhân thuộc lĩnh vực cụ thể có thể quan trọng hơn các nguyên nhân khác và ngược lại. Tuy nhiên, khi bối cảnh cụ thể không được nhận ra phù hợp với thời gian tính toán, thì những đánh giá động thái như vậy có thể dựa vào các kỳ vọng hoặc xác suất của các kịch bản tương lai. Vì vậy các phương pháp xác suất và thống kê cần được tăng cường trong việc áp dụng thực tế này nếu chúng ta cần có số liệu ước tính hợp lý.

Hơn nữa, theo các tài liệu hiện có về các chỉ số dễ bị tổn thương, có rất nhiều sự bất đồng trong việc tính toán các chỉ số đó, nhưng phần lớn những sự bất đồng đó có thể được các nhà thống kê giải quyết. Tuy nhiên, dường như khi các chỉ số này được xác định với những lời khuyên thống kê thận trọng không được sử dụng tương xứng. Đây là một ví dụ mà các nhà thống kê phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề để thuyết phục các nhà chuyên môn, trong đó có các chính trị gia, rằng các công cụ và thực tế của họ có thể cải thiện công việc của những người khác.

Với một vài chỉ số như: chỉ số dễ bị tổn thương khí hậu, một số nhà nghiên cứu tranh luận rằng việc xác định tham số đối với sự dễ bị tổn thương khí hậu là một việc làm vô ích nếu nó chỉ được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khí hậu, đặc biệt là khi chỉ số được tính bằng cách lấy quyền số một số yếu tố về dễ bị tổn thương khí hậu. Một câu hỏi lớn, ví dụ, là làm thế nào để ước tính các quyền số. Đôi khi không có đủ dữ liệu để có tính toán đáng tin cậy, và các nhà khoa học đã phát triển một chuỗi các chỉ số khí hậu khác nhau, mỗi chỉ số đưa ra một thứ hạng khác nhau của các quốc gia dễ bị tổn thương, dựa vào các quan niệm và các giả định khác nhau về những gì làm cho một quốc gia dễ bị tổn thương. Liệu những kinh nghiệm cá nhân này hàm ý là đo lường tính dễ bị tổn thương có phải là một ngành khoa học chính xác và các nhà khoa học có thể không bao giờ đưa ra được một câu trả lời “thực sự” khách quan về một câu hỏi như: chính trị là gì? Có thể không ! nhưng cả hai bên cần đóng góp cho mục tiêu tính toán chỉ số hợp lý khi có được lời khuyên thống kê đủ về cách tính toán.

Một số chỉ số dễ bị tổn thương đã được dự báo cho châu Âu năm 2020 (toàn cầu hóa, nhân khẩu học, biến đổi khí hậu và năng lượng) có thể được tìm thấy tại địa chỉ liên kết: http://ec.europa.eu/regional_policy/sources/docoffic/working/regions2020/pdf/… pdf

NTH
Nguồn: http://www.significancemagazine.org/details/education…