Ai phải chịu trách nhiệm về sự biến đổi khí hậu?

Tính chi phí tích lũy lượng khí thải dioxidecarbon (CO2) cho chúng ta hiểu biết mới về vấn đề trách nhiệm đối với sự biến đổi khí hậu thuộc về ai.

Một trong số những lý do chính đối với sự thất bại của Hội nghị về công ước khí hậu năm 2009 tại Copenhagen là vấn đề nợ carbon. Các nước phát triển kêu gọi giảm sự phát thải carbon ở các nước đang phát triển, trong khi các nước đang phát triển sử dụng lượng phát thải trong lịch sử của các nước đã phát triển, vấn đề nợ carbon của họ, được xem là một lý do cho việc không hành động. Một bài báo xuất bản gần đây trên Tạp chí Lịch sử kinh tế Scandinavian (Scandinavian Economic History Review) gợi ý là làm thế nào giải quyết dứt khoát vấn đề trách nhiệm lịch sử này.

Jan Kunnas từ trường Đại học tổng hợp Stirling và các đồng nghiệp từ các trường đại học tại Vương quốc Anh và New Zealand đã xem xét làm thế nào để kết hợp những tác động môi trường của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hạch toán quốc gia và các thước đo về phát triển bền vững. Các nhà nghiên cứu đề nghị sử dụng một mức giá toàn cầu duy nhất để tính lượng khí thải CO2, vì về dài hạn không có khả năng để một quốc gia tự cô lập mình khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Mỗi quốc gia sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nào đó, bằng chứng đưa ra từ việc tăng giá lương thực do biến đổi khí hậu, những tác động tiêu cực đến sản xuất lương thực toàn cầu, hoặc từ những người lánh nạn do khí hậu. Nói về mặt đạo đức, thì việc sử dụng chi phí thiệt hại toàn cầu chứng tỏ niềm tin rằng tất cả chúng ta đang ở trong cùng một chiếc phao cứu sinh khi nói đến những tác động lâu dài của biến đổi khí hậu. Hơn nữa, mức giá để tính nên giảm khi chúng ta lùi thời gian để tính dioxide carbon là chất thải không thể phân hủy, và một đơn vị bổ xung thêm vào lượng chất thải không thể phân hủy hiện nay có thể gây thiệt hại lớn hơn một đơn vị phát thải với hàm lượng thấp hơn trong quá khứ.

Có sự khác biệt lớn giữa các số liệu ước tính khác nhau về chi phí phát thải CO2, phụ thuộc vào việc ước tính giảm nhẹ phát thải trong tương lai, hoặc của một hoạt động theo phương pháp tiếp cận thông thường và sự thiệt hại. Để giải thích cho sự khác biệt lớn này, mức giá thấp, trung bình và cao được sử dụng để tính chi phí hàng năm của lượng khí thải CO2.Chi phí này cho thấy GDP hàng năm sẽ thấp hơn nhiều nếu các thế hệ tương lai chịu chi phí của sự biến đổi khí hậu có thểyêu cầu việc bồi thường có tính chất bên ngoài này. Ở Anh chi phí phát thải CO2 tính theo GDP đã đạt đỉnh vào thời điểm trước cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất năm 1971, ở mức giữa 0,3% và 4,3% phụ thuộc vào mức giá sử dụng để ước tính, và Mỹ ở mức giữa 0,4% và 5,4% GDP.

Tác động hàng năm của khí dioxidecarbon có thể là nhỏ, nhưng những tác động tích lũy thì không nhỏ. Đối với Anh có tác động tích lũy từ năm 1800 đến 2000 vào khoảng từ 100 tỷ đến 1400 tỷ bảng Anh,và Mỹ từ 960 tỷ Đô la đến 13.600tỷ Đô la (giá năm 2000).Nói cách khác ở hầu hết các nước nợ cacbon tích lũy đã vượt GDP hàng năm, trong đó năm 2000 ở Anh là 916 tỷ Bảng và 9951 tỷ đô la ở Mỹ.

Tính chi phí tích lũy CO2 cho chúng ta cơ hội để giải quyết dứt điểm vấn đề trách nhiệm lịch sử đối với những thiệt hại gây ra do biến đổi khí hậu. Việc lựa chọn giá để ước tính có ảnh hưởng lớn đến chi phí tích lũy,nhưng nó không ảnh hưởng đến vị trí tương đối của các quốc khác nhau.Với cả hai mức giá là cố định và giágiảm thì Mỹvẫn có chi phí tích lũy cao nhất về lượng khí thải CO2 trong giai đoạn 1902 – 2009, chiếm tới 24%-27% chi phí tích lũy của toàn cầu, tiếp theo là châu Âu từ17%-19%. Hiện nay Trung Quốc có nguồn khí thải CO2 lớn nhất, nhưng chi phí tích lũy của Trung Quốc vẫn có khoảng cách khá xa, mức10%-12%.

Những tính toán này đã ủng hộ quan điểm cho rằng nguyên nhân chính ấm lên của khí hậu là do phát thải khí nhà kính trong lịch sử của các nước đã phát triển; 41%-47% chi phí là do tích lũy CO2 của Mỹ và châu Âu. Mặt khác, lượng khí thải của bốn khu vực đóng góp chính chỉ chiếm57%-59% tổng chi phí tích lũy, hơn 40% còn lại là của thế giới,cho thấy sự cần thiết của một hiệp ước toàn cầu do các nước đã phát triển đưa ra. Điểm khởi đầu cho hiệp ước toàn cầu đó có thể là việc hủy bỏ món nợ chung, nợ cacbon của các nước đã phát triển bù đắp cho việc nợ tiền theo quy ước của các nước đang phát triển, để lại sự tranh luận về trách nhiệm lịch sử.

NTH
Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2014/07/140704134711.htm