Hệ thống tài khoản kinh tế – môi trường 2012 ứng dụng và mở rộng

Hệ thống tài khoản kinh tế – môi trường (SEEA) 2012 ứng dụng và mở rộng, được thực hiện trên cơ sở Khung trung tâm SEEA 2012[1] với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, Ủy ban Châu Âu; Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế; Ngân hàng Thế giới, đã hoàn thiện SEEA 2012 ứng dụng và mở rộng (Bản quyền năm 2017).

Tại kỳ họp lần thứ 43 năm 2013, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc hoan nghênh và ghi nhận SEEA 2012 ứng dụng và mở rộng và khẳng định “Đây là một đóng góp lớn và hữu ích, để có thể minh họa các ứng dụng có thể thực hiện của Khung trung tâm SEEA”.

Nội dung chính của SEEA 2012 ứng dụng và mở rộng (Bản quyền năm 2017), ngoài lời nói đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, gồm 4 phần chính như sau:

(1) Giới thiệu, đề cập đến: Phân tích và tập trung chính sách; mối quan hệ giữa Khung trung tâm SEEA và các ứng dụng liên quan; cấu trúc về ứng dụng và mở rộng của SEEA.

(2) Ứng dụng dữ liệu của SEEA, đề cập đến các nội dung chính, như: (i) Sử dụng các chỉ tiêu phân tích môi trường, gồm: Vai trò và chức năng các chỉ tiêu; biên soạn chỉ tiêu; ứng dụng và mở rộng các chỉ tiêu của SEEA; (ii) Phân tích sử dụng tài nguyên và cường độ môi trường, gồm: Các chỉ tiêu và tổng hợp dữ liệu sử dụng tài nguyên và cường độ môi trường; phương pháp phân tích chung dữ liệu sử dụng tài nguyên và cường độ môi trường; phân tích cụ thể dữ liệu sử dụng tài nguyên; (iii) Phân tích sản xuất, việc làm và chi tiêu liên quan đến hoạt động môi trường, gồm: Các chỉ tiêu và tổng hợp dữ liệu liên quan đến sản xuất và việc làm; các phương pháp phân tích về môi trường liên quan đến sản xuất và việc làm; (iv) Phân tích thuế môi trường, trợ cấp môi trường và các khoản khác; (v) Phân tích tài sản môi trường, sự giàu có, thu nhập và sự cạn kiệt tài nguyên; (vi) Lựa chọn, giải thích và trình bày các chỉ tiêu.

(3) Kỹ thuật phân tích, đề cập đến các nội dung chính, như: (i) Mở rộng Bảng I-O môi trường, gồm: Bảng I-O đơn vùng; bảng I-O hỗn hợp; bảng I-O đa quốc gia; vấn đề đo lường; (ii) Kỹ thuật phân tích dữ liệu đầu vào – đầu ra, gồm: Hệ số phân tích; phân bổ yếu tố môi trường đối với nhu cầu cuối cùng; cách phân tích; tính toán mô hình cân bằng tổng thể.

(4) Mở rộng của SEEA, đề cập đến các nội dung chính, như: (i) Phân tổ không gian về dữ liệu của SEEA; (ii) Mở rộng phạm vi của SEEA đến khu vực hộ gia đình; (iii) Mở rộng dữ liệu hiện tại của tài khoản kinh tế – môi trường.

DTTP (Lược dịch)

Nguồn: https://unstats.un.org/unsd/envaccounting/seeaRev/ae_final_en.pdf


[1] Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua “Khung trung tâm SEEA” tại Quyết định số 43/105 năm 2012.