Khảo sát kinh tế-xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2020: Hướng tới nền kinh tế bền vững
Tăng trưởng kinh tế cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã góp phần thay đổi kinh tế-xã hội. Hai thập kỷ qua đã giúp 1 tỷ người thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực và nâng cao mức sống người dân. Tuy nhiên, sự tăng trưởng như vậy đã đi kèm với sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng và bắt đầu vi phạm các giới hạn của hành tinh chúng ta, do đó gây nguy hiểm cho hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ không đi đúng hướng để đạt được bất kỳ một mục tiêu nào trong số 17 mục tiêu vào năm 2030, nếu chúng ta tiếp tục công việc như thường lệ.
Khảo sát năm 2020 đề xuất một sự chuyển đổi theo hướng sản xuất sạch hơn và lối sống ít sử dụng vật chất hơn được hỗ trợ thông qua các chính sách. Khảo sát cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng, khẩn trương sắp xếp các hành động mục tiêu của riêng quốc gia mình với Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, từ đó xác định các ràng buộc mà các bên liên quan khác nhau phải đối mặt và cung cấp gói chính sách toàn diện để vượt qua các thách thức. Báo cáo khảo sát chia làm 5 chương:
Chương I: Hướng tới một nền kinh tế bền vững
Chương này nhấn mạnh lý do tại sao cần phải suy nghĩ lại rằng cách tiếp cận tập trung vào tăng trưởng kinh tế là không đủ vào thời điểm khí hậu đang có những chuyển biến phức tap. Sự thịnh vượng về kinh tế đã giúp 1 tỷ người thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực (chủ yếu ở Trung Quốc và Ấn Độ) trong hai thập kỷ qua nhưng điều này đã dẫn đến chi phí xã hội và môi trường lớn. Bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên, và khí thải nhà kính (GHG) và ô nhiễm cũng tồi tệ hơn.
Khảo sát năm 2020 kêu gọi phối hợp các hoạch định chính sách để đặt con người và hành tinh lên hàng đầu. Giải quyết sự không bền vững của mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại (Mục tiêu phát triển bền vững 12) là một yêu cầu cơ bản để giải quyết các hậu quả môi trường của phương pháp tăng trưởng tập trung.
Chương II: Đánh giá điều kiện kinh tế của châu Á – Thái Bình Dương
Chương này tập trung vào nội dung bảo vệ sức khỏe con người trong các giới hạn của hành tinh sẽ đòi hỏi những thay đổi trong các chính sách kinh tế. Tuy nhiên, tình hình kinh tế đầy thách thức hiện nay là khó khăn để hướng tới sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh môi trường toàn cầu không chắc chắn, sự tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại ở các nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, được thúc đẩy bởi các hoạt động thương mại và đầu tư yếu kém, đe dọa sẽ đặt lại tiến trình đã đạt được theo hướng phát triển bền vững. Những thách thức bao gồm bất bình đẳng dai dẳng, tăng trưởng thu nhập trì trệ và không tạo ra việc làm tốt. Ngoài ra, chương này đánh giá các điều kiện kinh tế hiện tại và triển vọng trong ngắn hạn. Nhấn mạnh dịch Corona virus mới và căng thẳng thương mại chưa được giải quyết là những rủi ro trước mắt đối với triển vọng và thảo luận về các lựa chọn chính sách để giảm thiểu các tác động bất lợi.
Chương III: Xây dựng một tương lai bền vững: lý do sự chậm tiến
Chương III nhấn mạnh thêm sự cấp bách phải xây dựng một tương lai bền vững và lập luận rằng kinh doanh như thường lệ sẽ không dẫn đến một tương lai bền vững. Chương này giải thích lý do tại sao tiến độ lại chậm và xác định những thách thức cụ thể phải đối mặt với các bên liên quan khác nhau – Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng – trong việc chuyển sang phát triển bền vững với môi trường.
Chương IV: Xây dựng một tương lai bền vững: thảo luận về các chính sách cần thiết
Các trường hợp khẩn cấp về khí hậu kêu gọi các quốc gia trong khu vực điều chỉnh đáng kể mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại và đưa ra các chính sách tạo điều kiện để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Điều này liên quan đến hành vi của tất cả các bên liên quan – Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng – sẽ được hỗ trợ trong môi trường chính sách do Chính phủ đưa ra.
Chương V: Đưa tính bền vững vào mô hình sản xuất và tiêu dùng
Chương cuối cùng nhấn mạnh rằng công việc như hiện tại sẽ không thể để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững trong khu vực. Khu vực cần nâng cao mức độ tham vọng vượt ra ngoài tăng trưởng kinh tế và làm cho giai đoạn tiếp theo của sự chuyển đổi kinh tế trở nên bền vững hơn. Hơn nữa, việc giảm sản xuất và tiêu dùng dựa vào hành tinh là trách nhiệm chia sẻ chung của tất cả mọi người.
Lan Phương (dịch)
Nguồn: https://www.unescap.org/publications/economic-and-social-survey-asia-and-pacific-2020
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: