Một số nội dung quan trọng trong Kế hoạch Chiến lược Khu vực Cải thiện Đăng ký Dân sự và Thống kê Hộ tịch của Châu Á Thái bình dương

1. Tổng quan: Kế hoạch chiến lược khu vực cải thiện đăng ký dân sự và thống kê hộ tịch của Châu Á và Thái Bình Dương (Viết tắt:”Kế hoạch chiến lược khu vực”) là kết quả việc cam kết giữa các quốc gia và các đối tác phát triển trong thực hiện những nỗ lực duy trì và phối hợp nhằm cải thiện đăng ký dân sự (ở 3 phương diện: phạm vi thực hiện, tính đầy đủ và  sẵn có của  dữ liệu đăng ký dân sự) và chất lượng số liệu thống kê ở châu Á và Thái Bình Dương vào năm 2020.

Kế hoạch chiến lược khu vực được thúc đẩy khi các quốc gia, các đối tác phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương nhận ra rằng:

a) Hệ thống  đăng ký dân dự và thống kê hộ tịch  (CRVS) thiết thực và đáng tin cậy là một nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng bởi lẽ:

– Đối với xã hội: Hệ thống có khả năng tạo điều kiện cho các dịch vụ và sản xuất ra những số liệu thống kê, là cơ sở để xây dựng một hệ thống quản lý công cộng, cung cấp thông tin hiện đại, hiệu quả;

– Đối với cá nhân: CRVS  rất quan trọng cho việc thực hiện  quyền con người, quyền pháp lý và kinh tế, để họ được bảo vệ và hòa nhập xã hội;

b) Nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương không có hệ thống CRVS đầy đủ và một số quốc gia khác cần phải  cải tiến gấp hệ thống CRVS ;

c) Cải tiến CRVS mang tính phối hợp là điều chắc chắn  có thể đạt được; và

d)  Như lời phát biểu súc tích của  Nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Lee Jong-wook ” Để làm con người được quan tâm, thì trước hết chúng ta phải có khả năng đếm được họ”

Đối diện với những cơ hội và thách thức khi triển khai kế hoạch chiến lược khu vực, CRVS cố gắng đạt được tám kết quả khả thi và đo lường được như sau:

a) Tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của đăng ký dân sự, tầm quan trọng của hệ thống thống kê hộ tịch và hành động để loại bỏ các rào cản về  đăng ký ở tất cả các cấp;

b) Duy trì cam kết chính trị để hỗ trợ sự phát triển, cải thiện đăng ký dân sự và hệ thống  thống kê hộ tịch;

c) Đầu tư đầy đủ và bền vững nhằm mục đích cải thiện công tác đăng ký dân sự và hệ thống thống kê hộ tịch;

d) Cải thiện và tăng cường các chính sách, pháp chế, thực hiện các quy định đăng ký dân sự và hệ thống thống kê hộ tịch;

e) Nâng cao hiệu lực và chất lượng của tài liệu pháp luật cho mọi cá nhân;

f) Tăng cường năng lực của các nước trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương để ghi chép, biên soạn , phân tích, phổ biến các số liệu thống kê đầy đủ và đáng tin cậy về các sự kiện sinh, tử, hôn nhân;

g) Thiết lập cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bên liên quan chính trong đăng ký dân sự và hệ thống thống kê hộ tịch;

h) Tăng cường năng lực của các nước ở châu Á và Thái Bình Dương để sử dụng có hiệu quả các số liệu thống kê hộ tịch.

Kế hoạch chiến lược khu vực khuyến khích hành động quốc gia để cải thiện hệ thống CRVS ở châu Á và Thái Bình Dương thông qua việc đưa các nước và các đối tác phát triển đến  với nhau để chia sẻ kiến ​​thức, kinh nghiệm và nguồn lực. Khuyến khích hành động quốc gia này nhằm mục đích nâng cao nhận thức về những lợi ích và tính khả thi của việc cải thiện hệ thống CRVS, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, và hỗ trợ khu vực về những gì sẵn có  từ nhiều đối tác phát triển, gồm phạm vi  rộng các vấn đề và những quan điểm.

Phản ánh về tính  đa lĩnh vực của các hệ thống CRVS, kế hoạch chiến lược khu vực đưa  các đối tác chính phủ có liên quan đến với nhau, kể cả  các cơ quan đăng ký dân sự, cơ quan thống kê quốc gia  (NSO), và bộ y tế, cũng như  tầng lớp dân sự. Phối hợp cải tiến và hợp tác giữa  các nước, và giữa các đối tác phát triển, là hai cách thức và là một kết quả kỳ vọng ​​của kế hoạch chiến lược khu vực.

Kế hoạch chiến lược khu vực thừa nhận rằng vấn đề cải thiện chất lượng, phạm vi triển khai và hiệu quả của hệ thống CRVS đang ngày càng khả thi do sẵn có những công nghệ tiên tiến, các nguồn  thông tin cần thiết, công cụ và các phương pháp cũng như  am hiểu hơn về khả năng ứng dụng. Chẳng hạn những đổi mới về công nghệ di động, có khả năng tạo điều kiện để chi phí thấp hơn, thu thập, truyền, lưu trữ và phổ biến dữ liệu nhanh hơn và chất lượng cao hơn, cũng như điều kiện thuận lợi để vượt qua những thách thức về mặt vật lý và hậu cần của  đăng ký dân sự từ xa, vùng bị cô lập, các khu vực đảo nhỏ và miền núi.

2. Vai trò của CRVS: Đăng ký dân sự gồm có việc  ghi lại sự kiện và những đặc điểm về sinh tử và hôn nhân một cách bắt buộc, mang tính thường xuyên, liên tục và phổ biến. Đối với các cá nhân, hệ thống đăng ký hộ tịch là một dịch vụ quan trọng và duy nhất. Thông qua việc ghi chép chính thức về sinh, tử, kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi, các cá nhân có các bằng chứng tư liệu, thường bắt buộc để bảo đảm công nhận lai lịch hợp pháp của mình, các mối quan hệ trong gia đình, quốc tịch và sau đó đảm bảo các quyền của mình. Rồi đến việc  truy cập vào các dịch vụ công như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội và tăng cường bảo vệ cho bản thân và có thể  ngăn chặn việc mất quyền công dân. Hầu hết các quốc gia mong muốn có tài liệu về lai lịch cá nhân. Vì vậy, bằng chứng pháp lý về nhận dạng  là cần thiết để đưa các cá nhân vào sự kiểm soát và quản lý hiện đại theo cách cho phép họ tìm kiếm việc làm, thực hiện quyền bầu cử, đòi hỏi quyền thừa kế, chuyển giao tài sản, mở tài khoản ngân hàng, truy cập tín dụng, nhận hộ chiếu và nhận giấy phép lái xe.

Đăng ký dân sự phổ thông rất quan trọng,  bởi vì nó giúp bảo vệ quyền con người. Mỗi cá nhân có quyền đưa ra bằng chứng tư liệu về lai lịch khi sinh, và do vậy  bằng chứng về lai lịch sẽ được đăng ký an toàn và được công nhận một cách  công khai về mối quan hệ gia đình. Trong tháng 3 năm 2012, Hội đồng Nhân quyền LHQ tái khẳng định: “quyền con người của  mọi cá nhân sẽ  được thừa nhận trước pháp luật ở mọi nơi  … ” Hơn nữa, với việc cung cấp thẻ căn cước pháp lý cho các cá nhân và đóng góp vào  nhận dạng xã hội của mình, đăng ký dân sự tạo điều kiện  cho các cá nhân truy cập vào các phúc lợi xã hội, cũng như một số vấn đề khác được quốc tế thông qua trong thỏa ước Quốc tế về Kinh tế, xã hội và văn hóa, Tuyên bố Thiên niên kỷ và Tuyên bố về quyền phát triển của Liên hợp quốc. Về mặt này, đăng ký dân sự đặc biệt quan trọng đối với những người nghèo, người di cư, người dân tộc thiểu số và các nhóm người bị thiệt thòi, như  nhưng người  từ các nhóm đại diện cho số đông người không có giấy tờ tùy thân.

Hệ thống đăng ký dân sự tạo ra dữ liệu hành chính, mà từ đó có thể được biên soạn thành số liệu thống kê hộ tịch, phục vụ nhu cầu của nhiều lĩnh vực. Hệ thống đăng ký dân sự với đầy đủ chức năng ghi lại các sự kiện quan trọng như sinh, tử, kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi là các nguồn dữ liệu thống kê hộ tịch có giá trị và hiệu quả.  Không giíống các nguồn khác của số liệu thống kê hộ tịch, chẳng hạn như các cuộc tổng điều tra hoặc điều tra hộ gia đình, hệ thống thống kê dân sự  báo cáo kịp thời và chính xác cho hệ thống  thống kê hộ tịch với việc thực hiện chức năng đầy đủ sẽ tạo ra số liệu thống kê về biến động dân số và các chỉ tiêu y tế một cách liên tục cho cả nước và cấp  địa phương đối với  các  đơn vị hành chính cấp dưới của mình.

Số liệu thống kê hộ tịch tạo ra từ đăng ký dân sự góp phần đáng kể vào việc xây dựng chính sách thiết thực và hiệu quả  dựa vào bằng chứng trên nhiều lĩnh vực. Thông tin đáng tin cậy về sinh, khả năng sinh sản và tử vong cho phép tính toán, sản xuất kịp thời và chính xác các ước tính dân số và các số liệu  thống kê  nhân khẩu học và y tế khác, đó là những nhu cầu cơ bản cho việc lập chính sách có hiệu lực để  phát triển bền vững và toàn diện, phân phối nguồn tài nguyên hiệu quả  cũng như làm cho công việc đánh giá và giám sát chính xác.

Hệ thống CRVS  với đầy đủ chức năng,  gồm cả việc báo cáo kịp thời và chính xác hệ thống đăng ký dân sự  cho hệ thống thống kê quốc gia, làm nâng cao uy tín của các nhà lãnh đạo quốc gia và địa phương cũng như năng lực của mình  trong việc  cung cấp các dịch vụ qua việc giúp họ xác định những dịch vụ gì cần thiết và do ai cung cấp. Khi số liệu  thống kê hộ tịch có chất lượng cao, cho phép các quốc gia và các nhà tài trợ xem xét hướng phát triển các nguồn lực vào các lĩnh vực cần thiết nhất trong phạm vi quốc gia và cho phép các công dân, chính phủ và các nhà tài trợ đánh giá việc sử dụng những nguồn thông tin khan hiếm, chẳng hạn như thống kê giới, kể cả các dữ liệu dân số chia  theo giới tính, hỗ trợ trong việc xây dựng chính sách y tế dựa trên bằng chứng và trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và công bằng về cơ hội.

3. Mục tiêu và phạm vi thực hiện: Thông qua đăng ký dân sự được cải thiện, các dữ liệu sẵn có ngày càng tăng và sử dụng các số liệu thống kê hộ tịch đáng tin cậy có nguồn gốc từ hệ thống đăng ký dân sự, mục tiêu của Kế hoạch chiến lược khu vực là nhằm góp phần vào việc cải thiện quá trình lập chính sách dựa trên bằng chứng, phân bổ nguồn lực hiệu quả và làm tốt công việc quản lý, cũng như hiện thực hóa dần các quyền cơ bản  của mọi cá nhân.

Theo đuổi mục tiêu này, các quốc gia chuyển các quy trình và hành động vào giai đoạn từ 2012 đến 2020, để tạo ra những cam kết chính trị, đánh giá hiện trạng, phát triển và thực hiện các kế hoạch hành động đa lĩnh vực với mục đích  cải thiện, phổ biến và sử dụng số liệu thống kê hộ tịch ủng hộ chính sách, chương trình và giám sát , cũng như đánh giá chất lượng, tính đầy đủ và kịp thời của hệ thống CRVS. Đối tác phát triển đã cam kết tài trợ cho các hoạt động này theo cách mang lại lợi nhuận và hợp tác tôt.

Kế hoạch chiến lược khu vực được thực hiện ở tất cả các thành viên ESCAP và các thành viên liên đới. Kế họach này nhận thấy công việc đã và đang  thực hiện trước theo Kế hoạch Hành động thống kê hộ tịch 2011-2014, bao gồm các hoạt động đề xuất và những sắp xếp về mặt quản lý. Những  kế hoạch hành động này là kết quả của những sáng kiến tương tự và mang tính bổ sung, và cùng tạo thành một chiến lược khu vực, sẽ hỗ trợ các sáng kiến ​​toàn cầu, giống như Kế hoạch hành động Thống kê  Busan và chiến lược khu vực của Ủy ban về Thông tin và trách nhiệm đối với sức khỏe của  Phụ nữ, Trẻ em (CoIA) của CRVS. Rồi vấn đề phối hợp và thi hành các hoạt động ở các đảo Thái Bình Dương sẽ tiếp tục quản lý thông qua  Kế hoạch Hành động về Thống kê Hộ tịch của Thái Bình Dương (PVSAP) hiện tại./.

TMH

Nguồn: http://www.unescap.org/stat/vital-stat/high-level/index.asp,

Regional Strategic Plan for the Improvement of Civil Registration and Vital Statistics in Asia and the Pacific

(ESCAP Statistics Division- The present draft has been prepared by ESCAP with inputs from UN organizations and other development partners for the High-level Meeting on the Improvement of Civil Registration and Vital Statistics, to be held in Bangkok on 10-11 December 2012)