Thống kê cho chúng ta biết những gì về phạm lỗi trong World Cup?
Carlos Alberto Gómez Grajales
Trong trận mở màn World Cup, một cầu thủ Brazil đã phản ứng thái quá một va chạm để tạo ra quả phạt đền giả đầu tiên của World Cup. Các hành vi gian lận sẽ là thường xuyên? Lừa dối là một xu hướng được dự kiến trong bóng đá trên toàn thế giới? Và hiện giờ đang có tranh cãi xung quanh sự việc có hay không chuyện Luis Suarez của Uruguay cắn trên vai của Giorgio Chiellini đội Italia trong Bảng D.
Xem các trận đấu hiện tại ở World Cup đã cho thấy một cái gì đó rõ ràng: bóng đá hay đá bóng là một môn thể thao đòi hỏi sức mạnh thể chất và phải va chạm. Trò chơi có thể yêu cầu cả chiến thuật và sự di chuyển tao nhã nhưng sự thật là ngay cả các cầu thủ khéo léo nhất cũng phải để da của họ chịu đựng những va chạm của đối thủ.
Vâng, có lẽ họ không cần phải chịu đựng như vậy. Có lẽ tốt hơn là nên ngã ngay sau các đụng chạm nhỏ nhất và cần phản ứng một cách thái quá ngay cả khi không có những đau đớn, như nhiều người đang nghi ngờ chuyện đã có thể xảy ra với Suarez, cầu thủ đã bị đình chỉ do cắn người. Một số người thậm chí còn cho rằng trò giả mạo tạo ra một lợi thế chiến thuật thực tế trong trận đấu. Ví dụ, đã có thảo luận rộng rãi rằng các đội tuyển bóng đá Bắc Mỹ có thể bị bất lợi vì các cầu thủ thiếu “ác ý” và khả năng phạm lỗi giả. Huấn luyện viên trưởng đội Mỹ, Jurgen Klinsmann, đã không ngần ngại nói rằng ông muốn đội Mỹ phải “khó chịu” hơn một chút, và chỉ ra các thành công của các đội khác trong đối đầu với trọng tài khi bị bắt lỗi tại chỗ. Tim Howard, thủ môn kỳ cựu người Mỹ, cho biết một điều tương tự sau khi xem cách Brazil có một cú đá phạt đền trong trận đấu World Cup đầu tiên khi một cầu thủ phản ứng quá mạnh sau pha phạm lỗi: “Tôi không có vấn đề với các cầu thủ Brazil khi ngã xuống. Tôi sẽ khuyến khích cầu thủ của tôi, nếu họ cảm thấy va chạm, hãy ngã”.
Nhưng điều này có thực sự là vấn đề chủ yếu trong bóng đá hiện nay? Và may mắn khi chúng tôi đã có một nghiên cứu vào bốn năm trước, nghiên cứu này vẫn chưa được công bố, Chris Stride, một nhà tâm lý học tại Đại học Sheffield, cho rằng các cầu thủ bóng đá phần lớn không kháng cự các pha tranh chấp của đối thủ, và một số đã làm hành động trở nên trầm trọng hơn thực tế. Một số số liệu thống kê sẽ chỉ ra điều đó.
Stride và nhóm của ông đã xem, từng phút một, tất cả các trận đấu trong World Cup năm 2010. Họ đếm mỗi loại hành vi trong hai loại hành vi vi phạm quy tắc. Đầu tiên, những gì họ gọi là “phạm lỗi chuyên nghiệp”, chỉ đơn giản là số lượng xâm phạm thể chất không được phép theo các quy tắc cam kết đối với các đấu thủ, một cái gì đó như đá một cầu thủ đối diện. Thú vị hơn có lẽ là một thực tế rằng họ cũng tính cái gì đó mà Stride mô tả là “gian lận cổ điển”, một cái gì đó được gọi là “cảnh hành động đóng kịch”, trong đó bao gồm những khoảnh khắc cổ điển trong bóng đá khi một cầu thủ đột nhiên ngã xuống sau va chạm nhẹ.
Stride tính tất cả có 399 sự cố gian lận, hoặc khoảng 6 sự cố mỗi trận đấu. Phần lớn trong số đó là của các hành vi loại đầu tiên – xâm chạm thể chất hoặc “phạm lỗi chuyên nghiệp”. Và thông tin tuyệt vời cho những người luôn luôn phàn nàn về trọng tài: Nghiên cứu cho thấy rằng 87% những người phạm lỗi đã bị bắt, một số lượng tương đối tốt. Khoảng 25% sự cố gian lận xảy ra trong các trận đấu là do lừa dối, những cảnh đóng kịch, như Stride và nhóm của ông phát hiện. Đáng buồn thay đó là những khó khăn hơn nhiều cho các trọng tài để xác định lỗi vi phạm. Một số đội đã thực sự vi phạm lớn hơn những đội khác: Brazil có một tỷ lệ trong top đầu “phạm lỗi chuyên nghiệp” (ba và một phần hai sự cố mỗi trận), trong khi Bồ Đào Nha, Chile, và Ý chia sẻ tỷ lệ cao nhất của “gian lận kinh điển” (hai sự cố mỗi trận). Còn các cầu thủ, kẻ giả mạo hàng đầu là Abdul Kader Keïta của Bờ Biển Ngà, và cầu thủ Mexico Cuauhtémoc Blanco là cầu thủ đóng kịch nhiều thứ hai tại World Cup 2010. Có lẽ không ngạc nhiên, Cristiano Ronaldo đã nhận được vị trí thứ ba trong số kẻ giả mạo tại World Cup.
Là một trong bốn nỗ lực gian lận trong bóng đá, rõ ràng là trò giả mạo đã trở thành một phần quan trọng của trận đấu. Do FIFA hạn chế các trọng tài, các cầu thủ được giả mạo như là một cách để tận dụng lợi thế của hệ thống, đó là lý do chúng ta sẽ thảo luận về các lừa đảo tiếp theo và các hình phạt giả mạo trong những ngày tới.
(PĐQ dịch)