Thương mại điện tử toàn cầu tăng trưởng 26,7 nghìn tỷ đô la, đại dịch COVID-19 thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến

Mặc dù đại dịch Covid 19 bùng phát, tuy nhiên lại mang tới vận may cho một số công ty thương mại điện tử, giúp đảo ngược lợi nhuận của các công ty cung cấp dịch vụ như các công ty gọi xe và du lịch..

Theo ước tính trong một báo cáo của UNCTAD  được công bố vào ngày 3 tháng 5, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong bối cảnh các hạn chế về di chuyển do tác động của đại dịch COVID 19 đã giúp tăng tỷ trọng doanh số bán lẻ trực tuyến trên tổng doanh số các mặt hàng bán lẻ từ 16% lên 19% vào năm 2020.

Báo cáo đo lường thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số được UNCTAD công bố tại một cuộc họp kéo dài hai ngày cũng chỉ ra, doanh số bán lẻ trực tuyến tăng trưởng rõ rệt tại một số quốc gia, trong đó Hàn Quốc là quốc gia có tỷ trọng cao nhất đạt mức 25,9% vào năm 2020, tăng 20,8% so với năm 2019 (Bảng 1).

Trong khi đó, theo ước tính mới nhất hiện có, doanh số thương mại điện tử toàn cầu đã tăng lên 26,7 nghìn tỷ USD vào năm 2019, tăng 4% so với năm 2018, tương đương với 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong năm đó bao gồm: doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C).

“Những số liệu thống kê này đã cho thấy các hoạt động trực tuyến đóng vai trò ngày càng quan trọng. Kết quả cũng chỉ ra sự cần thiết của các hoạt động thương mại điện tử đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong việc phục hồi lại nền kinh tế sau đại dịch COVID-19”, Shamika Sirimanne, Giám đốc công nghệ và hậu cần của UNCTAD cho biết.

Bảng 1: Doanh số bán lẻ trực tuyến của một số nền kinh tế giai đoạn 2018-2020

Nên kinh tế Bán lẻ trực tuyến

(tỷ đô la)

Doanh số bán lẻ

(tỷ đô la)

Tỷ trọng bán lẻ trực tuyến

(% doanh số bán lẻ)

2018 2019 Năm 2020 2018 2019 Năm 2020 2018 2019 Năm 2020
 Úc 13,5 14,4 22,9 239 229 242 5,6 6,3 9,4
Canada 13,9 16,5 28,1 467 462 452 3,0 3,6 6,2
Trung Quốc 1.060,4 1.233,6 1.414,3 5.755 5.957 5.681 18,4 20,7 24,9
Hàn Quốc 76,8 84,3 104,4 423 406 403 18,2 20,8 25,9
Singapore 1,6 1,9 3,2 34 32 27 4,7 5,9 11,7
Vương quốc Anh 84,0 89,0 130,6 565 564 560 14,9 15,8 23,3
Hoa Kỳ 519,6 598,0 791,7 5.269 5.452 5.638 9,9 11,0 14,0
Các nền kinh tế 1.770 2.038 2.495 12.752 13.102 13.003 14 16 19

Nguồn:  UNCTAD, dựa trên số liệu của các cơ quan thống kê quốc gia

Vận may đối với một số công ty

Theo báo cáo của UNCTAD, đại dịch COVID-19 cũng mang đến nhiều may mắn trái ngược cho các công ty thương mại điện tử B2C hàng đầu.

Theo dữ liệu của 13 công ty thương mại điện tử hàng đầu, 11 trong số đó đến từ Trung Quốc và Mỹ cho thấy sự đảo ngược vận may đáng chú ý đối với các công ty có nền tảng cung cấp dịch vụ như gọi xe và du lịch (Bảng 2).

Một số công ty bị sụt giảm mạnh về tổng giá trị hàng hóa (GMV) và giảm thứ hạng tương ứng.Ví dụ: Expedia đã giảm từ vị trí thứ 5 vào năm 2019 xuống thứ 11 vào năm 2020, Booking Holdings từ vị trí thứ 6 xuống thứ 12 và Airbnb, niêm yết lần đầu ra công chúng vào năm 2020, từ vị trí thứ 11 xuống thứ 13.

Mặc dù GMV của các công ty dịch vụ giảm, tổng GMV của 13 công ty thương mại điện tử B2C hàng đầu vẫn tăng 20,5% vào năm 2020, cao hơn so với năm 2019 (17,9%). Mức tăng đặc biệt lớn đối với Shopify (tăng 95,6%) và Walmart (72,4%). Nhìn chung, GMV của các B2C cho 13 công ty hàng đầu đạt 2,9 nghìn tỷ đô la vào năm 2020.

Bảng 2: Các công ty thương mại điện tử B2C hàng đầu theo GMV, 2020

Xếp hạng bởi GMV Công ty Quốc gia Ngành GMV Tỷ lệ thay đổi GMV
(tỷ đô la) (%)
2020 2019 2018 2019 2020 2018-19 2019-20
1 1 Alibaba Trung Quốc Thương mại điện tử 866 954 1.145 10,2 20,1
2 2 Amazon Hoa Kỳ Thương mại điện tử 344 417 575 21,0 38,0
3 3 JD.com Trung Quốc Thương mại điện tử 253 302 379 19,1 25,4
4 4 Pinduoduo Trung Quốc Thương mại điện tử 71 146 242 104,4 65,9
5 9 Shopify Canada Truyền thông & Dịch vụ Internet 41 61 120 48,7 95,6
6 7 eBay Hoa Kỳ Thương mại điện tử 90 86 100 -4,8 17,0
7 10 Meituan Trung Quốc Thương mại điện tử 43 57 71 33,0 24,6
8 12 Walmart Hoa Kỳ Bán lẻ hàng tiêu dùng 25 37 64 47,0 72,4
9 8 Uber Hoa Kỳ Truyền thông & Dịch vụ Internet 50 65 58 30,5 -10,9
10 13 Rakuten Nhật Bản Thương mại điện tử 30 34 42 13,6 24,2
11 5 Expedia Hoa Kỳ Truyền thông & Dịch vụ Internet 100 108 37 8,2 -65,9
12 6 Booking Holdings Hoa Kỳ Truyền thông & Dịch vụ Internet 93 96 35 4,0 -63,3
13 11 Airbnb Hoa Kỳ Truyền thông & Dịch vụ Internet 29 38 24 29,3 -37,1
Các công ty 2.035 2.399 2.890 17,9 20,5

Nguồn : UNCTAD dựa trên báo cáo của các công ty.

Lưu ý : Số liệu theo năm của Alibaba bắt đầu từ ngày 1 tháng 4, Walmart bắt đầu từ ngày 1 tháng 2. Các số liệu in nghiêng là ước tính. GMV = Tổng Giá trị Hàng hóa (cũng như Giá trị Đặt trước).

Giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thống trị thương mại điện tử

Báo cáo ước tính giá trị thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) toàn cầu năm 2019 là 21,8 nghìn tỷ đô la, chiếm 82% tổng thương mại điện tử, bao gồm cả doanh số bán hàng trên các nền tảng thị trường trực tuyến và giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Hoa Kỳ tiếp tục thống trị thị trường thương mại điện tử nói chung, dẫn trước Nhật Bản và Trung Quốc (Bảng 3).

Doanh số thương mại điện tử B2C (cung cấp thương mại điện tử) ước tính đạt 4,9 nghìn tỷ đô la vào năm 2019, tăng 11% so với năm 2018. Ba quốc gia dẫn đầu về doanh số thương mại điện tử B2C vẫn là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Thương mại điện tử B2C xuyên biên giới đạt khoảng 440 tỷ đô la vào năm 2019, tăng 9% so với năm 2018. Báo cáo của UNCTAD cũng lưu ý tỷ lệ người mua sắm trực tuyến thực hiện mua hàng xuyên biên giới đã tăng từ 20% trong năm 2017 lên 25% vào năm 2019 .

Bảng 3: Doanh số thương mại điện tử: 10 quốc gia hàng đầu, 2019

Cấp Nền kinh tê Tổng doanh số thương mại điện tử
(tỷ USD)
Tỷ trọng của tổng doanh số thương mại điện tử trong GDP (%) Doanh số thương mại điện tử B2B
(tỷ USD)
Tỷ trọng doanh số thương mại điện tử B2B trong tổng thương mại điện tử (%) Doanh số thương mại điện tử B2C
(tỷ USD)
1 Hoa Kỳ 9.580 45 8.319 87 1.261
2 Nhật Bản 3.416 67 3.238 95 178
3 Trung Quốc 2.604 18 1.065 41 1.539
4 Hàn Quốc 1.302 79 1.187 91 115
5 Vương quốc Anh 885 31 633 72 251
6 Pháp 785 29 669 85 116
7 Đức 524 14 413 79 111
8 Ý 431 22 396 92 35
9 Úc 347 25 325 94 21
10 Tây Ban Nha 344 25 280 81 64
10 quốc gia trên 20.218 36 16.526 82 3.691
Thế giới 26.673 30 21.803 4.870

Nguồn : UNCTAD, dựa trên các nguồn quốc gia.

Lưu ý : Các số liệu in nghiêng là ước tính của UNCTAD.

Các công ty thương mại điện tử hoạt động kém trong việc đóng góp kỹ thuật số

Bất chấp vận may lớn của các công ty thương mại điện tử, một chỉ số do Liên minh Đo lường Điểm chuẩn Thế giới (World Benchmarking Alliance) công bố vào tháng 12 năm ngoái vẫn đánh giá các công ty này kém về năng lực bao gồm kỹ thuật số.

Chỉ số đã xếp hạng 100 công ty kỹ thuật số, bao gồm 14 công ty thương mại điện tử, dựa trên cách mà các công ty đóng góp đối với việc tiếp cận công nghệ kỹ thuật số, xây dựng kỹ năng kỹ thuật số, nâng cao lòng tin và thúc đẩy sự đổi mới.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử hoạt động kém hơn so với các công ty trong các ngành kỹ thuật số khác như phần cứng hoặc dịch vụ viễn thông.Ví dụ, công ty thương mại điện tử được xếp hạng cao nhất là eBay ở vị trí thứ 49. Nhìn chung, các công ty thương mại điện tử chỉ đạt được số điểm 20 trên 100.

Theo báo cáo của UNCTAD, một yếu tố chính dẫn đến hoạt động kém hiệu quả là do các công ty thương mại điện tử còn khá non trẻ, thường mới chỉ được thành lập trong hai thập kỷ qua.

Báo cáo cũng cho biết: “Các công ty này tập trung nhiều hơn vào các cổ đông thay vì tham gia với nhóm rộng các bên liên quan và tổng hợp các số liệu về hiệu quả hoạt động môi trường, xã hội và quản trị của họ”.

Tuy nhiên, có một số điểm sáng. Ví dụ, một số công ty thương mại điện tử cung cấp đào tạo miễn phí cho các doanh nhân về cách bán hàng trực tuyến, trong  một số trường hợp, mục tiêu cụ thể hướng đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người khuyết tật hoặc dân tộc thiểu số.

Minh Ánh (dịch)

Nguồn: https://unctad.org/news/global-e-commerce-jumps-267-trillion-covid-19-boosts-online-sales