Tính toán GDP theo phương pháp tiếp cận tiêu dùng cuối cùng ở Myanma – 1

 Myanmar, GDP chủ yếu được tính theo phương pháp sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp tiêu dùng hay tiêu dùng cuối cùng cũng được thực hiện với mục đích để kiểm tra ngược. Trong quá trình này, các nguồn dữ liệu tính toán chính là hồ sơ hành chính, lấy từ các Bộ liên quan và do các cuộc điều tra thường xuyên không được thực hiện đầy đủ nên việc tính toán được dưa vào nghiên cứu quan sát. Sau đây là các dữ liệu sử dụng và quá trình thực hành tính toán ở Myanmar hiện nay

(1) Chi phí tiêu dùng cuối cùng Hiện nay GDP của Myanmar đang được tính toán cho cả tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình lẫn cho toàn bộ chính phủ. Đối với tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đìnhviệctính toán được thực hiện dựa vào điều tra cụ thể, đó là Điều tra đánh giá về Điều kiện sống hộ gia đình(Integrated Households Living Conditions Assessment – IHLCA) do Vụ Kế hoạch (PD), Bộ Kế hoạch và Phát triển Kinh tế (MNPED) chỉ đạo và có   sự trợ giúp kỹ thuật cũng như tài chính của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Vụ Kế hoạch là đơn vị chịu trách nhiệm chính biên soạn GDP ở Myanmar cùng với sự tham khảo ý kiến của các Bộ.    Cuộc Điều tra về Điều kiện sống hộ gia đình lần đầu tiên được triển khai vào năm 2004/2005.Trước thời gian đó, tiêu dùng cuối cùng được hiểu như là phần dư lại sau khi trừ chi phí xuất khẩu, nhập khẩu, tổng hình thành vốn từ GDP theo phương pháp sản xuất. Sau khi tiến hành điều tra IHLCA, tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình được tính dựa vào kết quả của các cuộc điều tra từ 2005/2006. Trong quá trình tính toán, chỉ tính các tổng tiêu dùng. Do không đủ trình độ chuyên môn, nên việc phân tích chi tiết bảng phân loại sản phẩm trung tâm (central product classification – CPC) và phân loại tiêu dùng cá nhân theo mục đích (classification of individual consumption by purpose -COICOP) có thể không được thực hiện.    Liên quan đến tiêu dùng cuối cùng của toàn bộ chính phủ, dữ liệu thu thập được từ Vụ Ngân sách thuộc Bộ Tài chính và Ngân khố. Về mặt này, chi thường xuyên của các Bộ và các tổ chức chính phủ được đưa vào tính toán. Những chi phí không thu thập được theo các chức năng hay mục đích phân loại các chức năng của nhà nước (classification of the functions of government-COFOG) và loại hàng hoá và dịch vụ dựa vào CPC là do Myanmar vẫn còn thiếu một hệ thống thống kê như vậy. Đối với các thế chế phi lợi nhuận phục vụ hộ gia đình (non-profit institutions serving households -NPISHs), các dữ liệu như vậy vẫn còn thiếu vì không có tổ chức nào thu thập và ghi chép khoản chi tiêu của NPISHs.

(2) xuất khẩu và nhập khẩu Ở Myanmar chỉ đưa phần xuất và nhập khẩu hàng hóa vào quy trình tính toán. Dữ liệu này có sẵn thông qua Cơ quan Thống kê trung ương (CSO) nằm trong cùng Bộ, tức là MNPED. Xuất khẩu được tính theo giá f.o.b, còn nhập khẩu theo giá c.i.f. Số liệu thống kê ngoại thương Myanmar, đồng nội tệ được tính đổi sang theo tỷ giá hối đoái chính thức.

(3) Hình thành tổng vốn Hình thành tổng vốn cố định và những thay đổi bao gồm cả trong hàng hóa tồn kho. Về vấn đề này, số liệu về đầu tư trong khu vực Nhà nước hiện có sẵn ở Vụ Ngân sách. Chi phí về khoản tài sản cố định được thực hiện như là phần đầu tư Nhà nước. Phần hợp thành ngoại tệ cũng được tính bằng tỷ giá hối đoái chính thức.      Dữ liệu về các doanh nghiệp đăng ký, đặc biệt là ở khu vực tư nhân thu thập được thông qua Vụ Công ty Đầu tư và Quản ly trực thuộc Bộ Kế hoạch và Phát triển Kinh tế – MNPED, một cơ quan đầu mối về đăng ký và quản lý công ty. Các ước tính đối với những doanh nghiệp của hộ gia đình chưa có tính pháp nhân đang được thực hiện dựa trên hồ sơ hành chính liên quan đến hàng hoá sản xuất (hàng hóa dùng để sản xuất ra mặt hàng khác) và chi phí phát sinh trên tài sản cố định. Đối với hộ gia đình dân cư xây dựng nhà ở, hồ sơ hành chính được thu thập và ước tính thông qua các đơn vị chính quyền địa phương. Để cải thiện những dữ liệu và quy trình tính toán như vậy cần phải có những cuộc điều tra thường xuyên ở cấp cơ sở.

Dữ liệu liên quan đến hàng tồn kho, thu thập được thông qua các cơ quan thuộc các Bộ, ngành. Đó là những đại diện duy nhất đối với khu vực Nhà nước. Với khu vực tư nhân, chỉ là những thay đổi về nguồn cung cấp về cây trồng chính, tức là ước tính về thóc..    Với mục đích cải tiến các dữ liệu và phương pháp ước tính để biên soạn GDP, có sự hỗ trợ của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) bằng chương trình đánh giá mức sống tối thiểu theo sức mua tương đương (poverty line with PPP), Vụ Kế hoạch tổ chức hội thảo tập huấn về biên soan GDP của Myanmar theo phương pháp tiêu dùng. Tại hội thảo, ông Vũ Quốc Việt (đại diện Cơ quan Thống kê LHQ -UNSD) tham gia và thảo luận việc cải thiện quá trình biên soạn. Ông Việt cũng đề xuất tiến hành điều tra để cải thiện khâu dữ liệu, đặc biệt là đối với vấn đề đầu tư tư nhân. Myanmar cần phải phát triển hệ thống thống kê và phương pháp tính toán cho phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Về lĩnh vực, hỗ trợ kỹ thuật từ UNSD là rất cần thiết, chẳng hạn tiến hành các cuộc điều tra cần thiết và xây dựng năng lực cho thống kê Myanmar.


– 1.Tại Hội thảo Quốc tế về đo lường GDP theo phương pháp tiếp cận về nhu cầu cuối cùng của thống kê Myanma tại Shenzhen Trung Quốc, từ 25-27 tháng 4 năm  2011

Measuring GDP by Final Demand Approach in Myanmar
(International Workshop on Measuring GDP by Final Demand Approach Shenzhen, China, 25-27 April, 2011)
http://unstats.un.org/unsd/economic_stat/China/GDPFE/Myanmar.pdf