Triển vọng kinh tế OECD

Triển vọng kinh tế OECD, tháng 5 năm 2021

Chưa phục hồi bình thường

Điều chỉnh việc chuyển tiếp

Triển vọng toàn cầu đang được cải thiện nhưng hiệu suất phân hóa mạnh giữa các quốc gia

Triển vọng kinh tế thế giới đã sáng sủa hơn nhưng vẫn chưa có sự phục hồi bình thường. Quá trình phục hồi cũng không đồng đều và phụ thuộc vào hiệu quả của các chương trình tiêm chủng và các chính sách y tế công cộng. Một số quốc gia đang phục hồi nhanh hơn nhiều so với những quốc gia khác. Hàn Quốc và Hoa Kỳ hiện đang đạt mức thu nhập bình quân đầu người bằng mức trước đại dịch sau gần 18 tháng. Phần lớn các quốc gia châu Âu dự kiến ​​sẽ mất gần 3 năm để phục hồi kinh tế. Tại Mexico và Nam Phi, khoảng thời gian này có thể từ ​​3 đến 5 năm.

Các dự báo tăng trưởng kinh tế đã được điều chỉnh tăng lên

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện đang được dự kiến ​​là 5,8% trong năm nay. Con số này đã được điểu chỉnh tăng mạnh so với dự báo Triển vọng kinh tế tháng 12 năm 2020 là 4,2% cho năm 2021. Việc triển khai tiêm vắc-xin tại nhiều nền kinh tế phát triển đã và đang thúc đẩy sự cải thiện, bên cạnh biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới dự kiến sẽ đạt 4,4% trong năm tới nhưng thu nhập toàn cầu vẫn sẽ thấp hơn khoảng 3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022 so với dự kiến trước khi cuộc khủng hoảng xẩy ra. 3 nghìn tỷ USD là tương đương với quy mô của toàn bộ nền kinh tế Pháp.

Tiêm chủng càng nhiều, việc làm càng nhiều

Các quốc gia đã nhanh chóng tiêm chủng cho người dân để chống lại COVID-19 và đang quản lý để kiểm soát việc lây nhiễm thông qua các chiến lược y tế công cộng hiệu quả hiện đang được chứng kiến ​​sự phục hồi kinh tế nhanh hơn. Các vị trí tuyển dụng tại Hoa Kỳ đang được săn đón, kể cả trong các lĩnh vực như du lịch. Trong khi tỷ lệ tiêm chủng đang tiến triển tốt ở nhiều nền kinh tế phát triển, các nước nghèo hơn và các nước mới nổi lại đang bị bỏ lại phía sau. Nếu tất cả mọi người không được bảo vệ an toàn thì không ai được an toàn.

Thương mại cũng góp phần vào sự phục hồi không đồng đều

Sự khác biệt về khả năng phục hồi kinh tế giữa các quốc gia đang bị chi phối bởi mức độ hỗ trợ của chính phủ đối với người lao động và doanh nghiệp dễ bị tổn thương, và bởi sự phụ thuộc của một quốc gia vào các lĩnh vực cụ thể như du lịch (Tái thiết du lịch cho tương lai) cũng như các chính sách y tế công cộng và tiêm chủng. Trong đó, thương mại cũng đóng một vai trò nhất định. Người tiêu dùng đã chi tiêu ít hơn cho dịch vụ và nhiều hơn cho hàng hóa kể từ khi đại dịch bắt đầu. Sự thuận lợi trong thương mại hàng hóa đã mang lại lợi ích cho các quốc gia tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng, đặc biệt là dược phẩm, vật tư y tế và vật liệu CNTT.

Chính phủ có thể làm gì?

Đại dịch có nguy cơ gây thiệt hại lâu dài đến triển vọng việc làm và mức sống của nhiều người. Các chính phủ nên sử dụng tất cả các nguồn lực cần thiết để tăng tốc độ tiêm chủng trên toàn thế giới. Chỉnh phủ nên duy trì hỗ trợ thu nhập có mục tiêu cho người dân và doanh nghiệp cho đến khi các nền kinh tế có thể mở cửa trở lại hoàn toàn và đầu tư vào chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

VTKE

Nguồn: https://oecd.org/economic-outlook