Ứng phó với tình trạng di dời bắt buộc: Các chính sách dựa trên dữ liệu cho cả người tị nạn và người tiếp nhận
Mặc dù phần lớn những người bị ảnh hưởng bởi việc di dời cưỡng bức đều ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhưng hầu hết bằng chứng sẵn có đều bắt nguồn từ các quốc gia có thu nhập cao, nhấn mạnh sự cần thiết phải thu thập dữ liệu toàn diện hơn.
Dựa trên việc thu thập dữ liệu đại diện cho FDP (những người buộc phải di dời) và nước tiếp nhận, cần thiết phải hài hòa hóa dữ liệu đa quốc gia. Các bộ dữ liệu xuất phát từ các cuộc điều tra thống kê đại diện về một số sự kiện di dời trong giai đoạn 2015 đến 2020: dòng người di cư Venezuela đến các bang Andean của Mỹ Latinh; cuộc khủng hoảng Syria ở Mashreq; sự di tản của người Rohingya ở Bangladesh và sự di dời cưỡng bức ở châu Phi cận Sahara. Các chỉ tiêu trong cơ sở dữ liệu cung cấp hồ sơ so sánh đầu tiên về FDP và nước tiếp nhận trên các thiết lập dịch chuyển.
Sự hài hòa hóa dữ liệu được xây dựng dựa trên các khoản đầu tư quan trọng và cơ sở bằng chứng đầy đủ về việc di dời bắt buộc vẫn là một mục tiêu đầy khát vọng. Ba bản tóm tắt chính sách đưa ra những phát hiện quan trọng từ các phân tích so sánh người tị nạn và nước tiếp nhận.
Phân tích ban đầu của tập dữ liệu cho thấy những người phải di dời đang ở tình trạng tồi tệ hơn so với người dân nước tiếp nhận.
Người di dời phải đối mặt với những bất lợi rõ ràng
Các hộ gia đình phải di dời thường gặp phải tình trạng thiếu thốn lớn hơn so với các hộ gia đình địa phương, bao gồm quyền sở hữu tài sản của hộ gia đình, tài sản sản xuất, giáo dục của trẻ em và thị trường lao động. Đối chiếu điều kiện sống của người tị nạn và hộ gia đình tiếp nhận trong bốn lĩnh vực: nhà ở chính thức; tiếp cận nguồn điện trong nhà ở; cải thiện cơ sở vệ sinh và các nguồn nước được cải thiện (đường ống, nước đóng chai, xe bồn, bể chứa cộng đồng).
Hình 1 bên dưới cho thấy, đối với hầu hết các quốc gia, người dân địa phương có mức độ tiếp cận cao hơn người tị nạn (hầu hết các điểm đều nằm dưới đường 45 độ). Sự chênh lệch này thậm chí còn rõ rệt hơn ở các nước có thu nhập thấp và giữa những người tị nạn sống trong các trại tị nạn tập trung.
Hình 1: Nhà ở và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho các hộ gia đình người tị nạn và người dân địa phương trên khắp các quốc gia
Lựa chọn chính sách có thể thu hẹp khoảng cách
Dữ liệu cho thấy môi trường chính sách có tác động có thể đo lường được đối với mức sống của người dân phải di dời, giảm khoảng cách về kết quả giữa FDP và người dân địa phương nước tiếp nhận. Ví dụ, một môi trường chính sách tự do hơn, cho phép người tị nạn có quyền làm việc và di chuyển tự do. Từ đó, mức độ việc làm của người tị nạn cao hơn, đặc biệt là ở phụ nữ.
Giáo dục hỗ trợ một tương lai hòa nhập
Giáo dục là một yếu tố quan trọng đối với phúc lợi của người dân phải di dời. Trẻ em tị nạn có nhiều khả năng được đến trường hơn và đạt được kết quả giáo dục tốt hơn khi các chính sách giáo dục mang tính toàn diện hơn.
Đo lường nhiều hơn và tốt hơn
Người ta chú ý nhiều đến việc đo lường khả năng tiếp cận các nhu cầu cơ bản và nghèo đói về tiền tệ của FDP. Nhưng những biện pháp này không phản ánh đầy đủ phúc lợi của người dân hoặc định hình tương lai kinh tế của họ . Điều này rõ ràng khi các hạn chế về mặt pháp lý cản trở khả năng di chuyển và lựa chọn công việc của FDP, nhấn mạnh sự cần thiết của các chỉ số rộng hơn để đánh giá phúc lợi tổng thể.
Ưu tiên các câu hỏi cốt lõi
Việc thu thập dữ liệu (ví dụ: thông qua điều tra thống kê) sẽ hữu ích nhất cho chính sách nếu nó làm nổi bật các lĩnh vực thông tin và câu hỏi cốt lõi. Dữ liệu về nhân khẩu học và giáo dục cung cấp cái nhìn sâu sắc về thành phần và nguồn nhân lực trong tương lai của FDP và người dân địa phương nước tiếp nhận
Đo lường thời gian giúp hiểu được quỹ đạo và sự đồng hóa, đồng thời đánh giá thái độ, đặc biệt là giữa các cộng đồng sở tại, từ đó đưa ra các chính sách hội nhập. Mặc dù việc thu thập dữ liệu tiêu dùng có giá trị nhưng nó không gây tổn hại đến việc đo lường việc làm, tài sản và các dấu hiệu khác của hội nhập kinh tế xã hội.
Tận dụng dữ liệu về khung pháp lý
Sự khác biệt đáng kể trong chính sách về người tị nạn ở các nước đang phát triển gần đây đã được ghi lại trong các bộ dữ liệu mới, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về Chính sách tị nạn và tị nạn của Thế giới đang phát triển (DWRAP) . Sự mở rộng của các chính sách về tị nạn và người tị nạn tạo cơ hội để xem các chính sách định hình phúc lợi của người tị nạn ở nước sở tại.
Phát triển chiến lược dữ liệu bền vững
Cần thiết là phải có một chiến lược rõ ràng để ưu tiên thu thập dữ liệu, xem xét tính phù hợp với mục đích đã định và khả năng tồn tại lâu dài. Ở những nơi có nhiều người dân tị nạn, việc tích hợp chiến lược vào các cuộc điều tra thống kê mang tính đại diện trên toàn quốc sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Tiến về phía trước
Bằng cách khai thác dữ liệu về cả những người phải di dời và cộng đồng sở tại, có thể đưa ra bằng chứng, cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận chính sách và cho phép các quốc gia ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức của việc di dời bắt buộc. Đáp ứng nhu cầu của cả hai nhóm dân cư, hướng tới tương lai chung của họ, là cách tốt nhất để tiến về phía trước.
Các chính phủ và đối tác cần đầu tư vào dữ liệu để mang lại kết quả tích cực cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi việc di dời. Nghiên cứu và phân tích trong tương lai có thể tận dụng các công cụ mới như DWRAP và cơ sở dữ liệu hài hòa của Ngân hàng thế giới. Những bài học được nêu ở trên có thể giúp các nhà nghiên cứu tăng cường tác động chính sách của công việc thu thập và phân tích dữ liệu trong tương lai.
Phạm Hạnh (dịch)
Nguồn: https://blogs.worldbank.org/developmenttalk/responding-forced-displacement-data-informed-policies-both-refugees-and-hosts